Siêu bão Noru: Hối hả "chạy bão" ở Thừa Thiên - Huế, Bình Định

Sự kiện: Bão số 4 Noru

Các tàu cá chưa thể vào cảng cá lớn nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế để neo đậu tránh trú bão Noru.

Thừa Thiên - Huế: Ngư dân chưa thể đưa tàu vào cảng cá tránh bão Noru

Đến chiều 26-9, công tác chuẩn bị di dời dân, chằng chống nhà cửa, tìm chỗ neo đậu an toàn cho tàu thuyền đang được chính quyền và người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai khẩn trương trước khi bão số 4 (bão Noru ) đổ bộ.

Công an, bộ đội biên phòng giúp dân gia cố nhà cửa ven biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

Công an, bộ đội biên phòng giúp dân gia cố nhà cửa ven biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

Giúp dân di dời hàng quán

Giúp dân di dời hàng quán

Sẵn sàng chỗ tiếp đón người dân đến sơ tán

Sẵn sàng chỗ tiếp đón người dân đến sơ tán

Tỉnh Thừa Thiên – Huế có 2.062 phương tiện với 11.350 lao động hoạt động khai thác thủy sản, trong đó 613 phương tiện tàu thuyền khai thác biển, còn lại là thuyền bãi ngang, ven biển, ghe thuyền đầm phá.

Đến chiều 26-9, tất cả các tàu cá đánh bắt xa bờ đã cập cảng, một số tàu đang bán hải sản để chuẩn bị tìm chỗ trú ẩn. Nhiều tàu cá của ngư dân ở phường Thuận An (TP Huế), xã Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang) đã và đang tìm nơi neo đậu. Trong khi đó vẫn còn một số tàu cá neo đậu tại khu vực trên phá Tam Giang đoạn gần cửa biển Thuận An.

Gia cố nhà cửa

Gia cố nhà cửa

Theo đơn vị chủ đầu tư dự án xây dựng cảng cá Thuận An, phường Thuận An (TP Huế), mặc dù công trình đang thi công hoàn thiện nhưng trong điều kiện thời tiết mưa bão thì sẽ cho ngư dân đưa tàu vào neo đậu.

Tàu cá neo đậu ở cầu Thuận An

Tàu cá neo đậu ở cầu Thuận An

Hiện chưa có bất kỳ một tàu cá nào của ngư dân vào neo đậu để tránh bão. Thay vào đó, phía bên ngoài âu thuyền nhiều tàu cá của ngư dân Thuận An đang neo đậu tạm và một số tàu bắt đầu di chuyển đến nơi an toàn như âu thuyền Phú Hải, Phú Thuận hoặc ngược lên sông Hương neo ở xã Phú Thanh (TP Huế).

Theo các ngư dân, vì luồng lạch ở cửa ra vào chưa hoàn tất nạo vét, vị trí âu thuyền nằm đối diện cửa biển Thuận An và khá thoáng đãng nên sợ không an toàn nếu bão từ cấp 9 trở lên.

Dù cho phép vào neo đậu nhưng âu thuyền của cảng cá Thuận An mới chưa có tàu nào vào

Dù cho phép vào neo đậu nhưng âu thuyền của cảng cá Thuận An mới chưa có tàu nào vào

Ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND phường Thuận An, cũng cho biết khu neo đậu mới này chưa hoàn thành thi công, luồng lạch còn cạn nên hướng dẫn cho tàu thuyền ngư dân đi neo đậu ở những vị trí an toàn.

Dự án cảng cá Thuận An, phường Thuận An (TP Huế) kết hợp khu neo đậu tránh trú do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với tổng mức 220 tỉ đồng

Dự án cảng cá Thuận An, phường Thuận An (TP Huế) kết hợp khu neo đậu tránh trú do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với tổng mức 220 tỉ đồng

Các tàu neo đậu bên ngoài âu thuyền mới và sẽ di chuyển đến nơi khác tránh bão Noru

Các tàu neo đậu bên ngoài âu thuyền mới và sẽ di chuyển đến nơi khác tránh bão Noru

Dự án cảng cá Thuận An mới chưa có tàu thuyền vào neo đậu

Một số hình ảnh công tác phòng chống bão ở Thừa Thiên - Huế:

Các chủ nhà hàng ven biển Thuận An tháo dỡ mái lợp, tạo "vườn không nhà trống" đón bão.

Các chủ nhà hàng ven biển Thuận An tháo dỡ mái lợp, tạo "vườn không nhà trống" đón bão.

Siêu bão Noru: Hối hả "chạy bão" ở Thừa Thiên - Huế, Bình Định - 10

Công an kiểm tra lại công cụ phòng chống bão, sẵn sàng ứng phó khi được lệnh điều động

Công an kiểm tra lại công cụ phòng chống bão, sẵn sàng ứng phó khi được lệnh điều động

Kiểm tra công tác neo đậu tàu cá

Kiểm tra công tác neo đậu tàu cá

Trường mầm non xã Phú Mậu (TP Huế) thu dọn đồ đạc gọn gàng phòng tránh bão.

Trường mầm non xã Phú Mậu (TP Huế) thu dọn đồ đạc gọn gàng phòng tránh bão.

Chặt hạ cây đảm bảo an toàn trường lớp.

Chặt hạ cây đảm bảo an toàn trường lớp.

Bình Định: Không để ngư dân trên tàu khi bão đổ bộ

Sáng 26-9, ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - đã dẫn đầu đoàn công tác về phòng chống thiên tai của tỉnh đi kiểm tra các khu vực xung yếu, nguy cơ ảnh hưởng của bão Noru.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại cảng cá Quy Nhơn

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại cảng cá Quy Nhơn

Tại cảng cá Quy Nhơn, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định thăm hỏi, động viên các ngư dân sớm di chuyển tàu cá đến nơi neo trú an toàn và phải có phương án chằng chống, neo buộc bảo vệ tài sản. Ông Dũng yêu cầu tuyệt đối không để ngư dân trên tàu khi bão đổ bộ…

Cùng ngày, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã đến các khu vực lồng bè ngư dân, khu neo đậu tàu thuyền để kiểm tra, vận động người dân thực hiện nghiêm túc quy định ứng phó với mưa bão, triều cường.

Đến trưa 26-9, có 350 tàu cá vào đăng ký neo đậu tránh, trú bão tại cảng cá Quy Nhơn

Đến trưa 26-9, có 350 tàu cá vào đăng ký neo đậu tránh, trú bão tại cảng cá Quy Nhơn

Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Bình Định, cho biết đơn vị đang ưu tiên giải phóng hàng hóa cho các tàu cá đăng ký vào cảng bán hải sản, tránh trú bão. Khi các tàu vào cầu cảng bán hải sản xong thì phải rời cầu vào khu neo đậu an toàn. Đối với thuyền viên, được yêu cầu phải lên bờ trước khi mưa bão đổ bộ, không được ở lại cảng biển, trên tàu.

Người dân Bình Định chằng chống mái nhà trước khi bão đổ bộ

Người dân Bình Định chằng chống mái nhà trước khi bão đổ bộ

Theo Đại tá Nguyễn Trung Hà, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Bình Định, đơn vị đang bố trí 4 tàu, 10 ca nô và 8 xuồng chèo cùng 110 cán bộ, chiến sĩ trực sẵn sàng khi có lệnh, mở đài canh 24/24 để thực hiện công tác ứng phó với bão.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu không để ngư dân trên tàu khi bão đổ bộ

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu không để ngư dân trên tàu khi bão đổ bộ

Ông Vũ Thế Quang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn, cho biết trong đơn vị đang bố trí 10 tàu lai để hỗ trợ công tác ứng phó, lai dắt tàu bị sự cố tại cảng Quy Nhơn đồng thời bố trí lực lượng 30 người để trực chốt, tuần tra kiểm soát sự cố an toàn tàu thuyền.

Khánh Hoà: Hải quân cứu tàu cá mắc cạn

Ngày 26-9, tàu Trường Sa 12 thuộc Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức cứu nạn tàu cá Bình Định mang số hiệu 98759 TS bị sóng gió lớn do ảnh hưởng bão Noru, đánh dạt, mắc cạn vào khu vực bãi cạn Ba Đầu, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Theo Ban Tuyên huấn Vùng 4 Hải quân, tàu Bình Định do ông Nguyễn Như Thuần làm thuyền trưởng, chủ tàu là ông Bùi Văn Măng (xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đang hành nghề đánh cá tại khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa thì gặp nạn. Vị trí tàu gặp nạn cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 8 Hải lý về hướng bắc, cách mép xanh bãi Ba Đầu khoảng 800m.

Sau khi tiếp cận và khảo sát, tàu Trường Sa 12 đã hạ xuồng đưa 4 ngư dân và tài sản về tàu Trường Sa 12 an toàn. Tại khu vực tàu bị mắc cạn, sóng gió rất lớn nên các ngư dân xác định để sau bão có phương án kéo tàu ra.

Siêu bão Noru: Hối hả "chạy bão" ở Thừa Thiên - Huế, Bình Định - 19

Ngày 26-9, tàu Trường Sa 12 thuộc Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức cứu nạn tàu cá Bình Định mang số hiệu 98759 TS bị sóng gió lớn do ảnh hưởng bão Noru - ảnh Lê Quyền

Ngày 26-9, tàu Trường Sa 12 thuộc Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức cứu nạn tàu cá Bình Định mang số hiệu 98759 TS bị sóng gió lớn do ảnh hưởng bão Noru - ảnh Lê Quyền

Nguồn: [Link nguồn]

“Không có dự báo nào cho thấy bão số 4 giảm cường độ khi tiến gần đất liền”

Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVQG cho hay, không có dự báo nào cho thấy bão số 4 sẽ giảm cường độ khi tiến gần đất liền các tỉnh miền Trung.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Anh - Quang Tám - Kỳ Nam ([Tên nguồn])
Bão số 4 Noru Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN