Nhiều giảng viên không về nước sau đào tạo, ĐH Đà Nẵng nói gì?

Sự kiện: Tin nóng

Trong số hơn 1.200 viên chức được ĐH Đà Nẵng cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài, có 19 trường hợp đã quá hạn nhưng chưa về nước.

Theo thông tin của ĐH Đà Nẵng, từ trước đến nay, trường đã làm thủ tục cử hơn 1.246 viên chức đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo các đề án. Trong đó có 246 trường hợp đi đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước, hơn 1.000 viên chức còn lại từ kinh phí ngoài ngân sách.

Trong tổng số viên chức được cử đi đào tạo nói trên, có 19 giảng viên đã quá thời hạn theo hợp đồng nhưng chưa trở về nhận công tác. gồm: 15 trường hợp đi học bằng kinh phí cá nhân hoặc học bổng giáo sư, cơ sở đào tạo nước ngoài cấp; 4 trường hợp được cử đi học theo các đề án từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tỉ lệ giảng viên được cử đi đào tạo nước ngoài không về nhận công tác ở ĐH Đà Nẵng rất ít

Tỉ lệ giảng viên được cử đi đào tạo nước ngoài không về nhận công tác ở ĐH Đà Nẵng rất ít

TS Cao Xuân Tuấn, Trưởng Ban tổ chức cán bộ - ĐH Đà Nẵng, cho biết đối với 4 giảng viên đi đào tạo từ ngân sách nhà nước không về, hiện có 2 trường hợp xin thôi việc. Các trường thành viên đã tổ chức xét và ban hành quyết định đền bù chi phí đào tạo. Một giảng viên đồng ý với quyết định đền bù, một giảng viên đang xin xem xét lại.

Hai trường hợp còn lại, nhà trường vẫn tiếp tục liên hệ. Trong trường hợp chắc chắn không về, ĐH Đà Nẵng sẽ chỉ đạo các trường xử lý theo thẩm quyền và đề nghị bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định.

Theo TS Tuấn, công tác quản lý viên chức đi học ở nước ngoài được ĐH Đà Nẵng và các trường đại học thành viên thực hiện rất chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành. Các trường thường xuyên giữ liên lạc với viên chức trong suốt quá trình học tập.

Các trường hợp đi học quá hạn đều có thông báo nhắc nhở, đề nghị viên chức về nước tiếp tục công tác theo cam kết và đề nghị các trường thành viên xử lý theo quy định.

Ông Tuấn cho hay, nhiều lý do như đang tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu cùng các giáo sư nước ngoài, điều kiện làm việc, thu nhập, gia đình… khiến các giảng viên không về nhận công tác.

Những trường hợp đi đào tạo bằng kinh phí cá nhân mà không về nước, ĐH Đà Nẵng vẫn giữ liên lạc và trao đổi chuyên môn khi cần thiết.

Theo quy định, ngoài cam kết của viên chức khi được cử đi học và quyết định bồi hoàn kinh phí khi không thực hiện đúng cam kết thì nhà trường không có chế tài nào khác để buộc viên chức phải về nước khi hết thời hạn học tập.

Trong thời gian tới, ĐH Đà Nẵng cùng với các trường đại học thành viên sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, vận động viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập đúng hạn để về lại trường tiếp tục công tác.

Ông Tuấn cũng chia sẻ thêm, đối với một số trường hợp không về đúng thời gian quy định nhưng sau đó họ có nguyện vọng trở về thì ĐH Đà Nẵng vẫn nhận và bố trí công tác.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Công an Đà Nẵng, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhưng chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo; việc vi phạm pháp luật ở nước ngoài diễn biến phức tạp…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.Vân ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN