Hình ảnh "độc" về loài thú "mặc quần đùi" đặc biệt quý hiếm ở Hà Nam

Sự kiện: 24h vạn dặm

Đàn voọc mông trắng (voọc quần đùi) tới vài chục cá thể được ghi nhận tại khu rừng ở các thung Ba Bậc, Cơm Tám, Xồ Là Má…xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Những đàn voọc mông trắng ở Hà Nam (hay còn gọi là voọc quần đùi) là loài thú đặc biệt quý hiếm, không có ở đâu khác trên thế giới

Tháng 2/2021, phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã có chuyến thực địa tại khu rừng Kim Bảng, ghi nhận hình ảnh về loài voọc mông trắng, loài được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong danh lục đỏ của IUCN (2019); thuộc Nhóm IB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Tháng 2/2021, phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã có chuyến thực địa tại khu rừng Kim Bảng, ghi nhận hình ảnh về loài voọc mông trắng, loài được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong danh lục đỏ của IUCN (2019); thuộc Nhóm IB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Ba ngày đi rừng cùng người dẫn đường, phóng viên được chứng kiến tiếng voọc mông trắng gọi bầy đi ăn buổi sáng vang vọng khắp một khu rừng. Trong suốt hành trình, PV cùng ông Lê Văn Hiên, (60 tuổi) ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (thành viên tổ bảo tồn cộng đồng) đã ghi nhận một số hình ảnh về loài này. Ngoài ra, phóng viên được phóng tầm mắt quan sát những gọi núi nhấp nhô, trùng điệp, được ví như "vịnh Hạ Long" trên cạn.

Ba ngày đi rừng cùng người dẫn đường, phóng viên được chứng kiến tiếng voọc mông trắng gọi bầy đi ăn buổi sáng vang vọng khắp một khu rừng. Trong suốt hành trình, PV cùng ông Lê Văn Hiên, (60 tuổi) ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (thành viên tổ bảo tồn cộng đồng) đã ghi nhận một số hình ảnh về loài này. Ngoài ra, phóng viên được phóng tầm mắt quan sát những gọi núi nhấp nhô, trùng điệp, được ví như "vịnh Hạ Long" trên cạn.

Hình ảnh voọc mông trắng ghi nhận tại thung Ba Bậc. Theo ông Lê Văn Hiên (thành viên tổ bảo tồn cộng đồng), đây có thể là con voọc mông trắng đầu đàn. Mỗi khi di chuyển, con đầu đàn thường leo lên ngọn cây cao nhất quan sát, nếu an toàn, con đầu đàn sẽ gọi bầy tiếp tục đi. Khi phát hiện nguy hiểm, con đầu đàn sẽ gọi bầy lẩn tránh vào các lùm cây, hang đá.

Hình ảnh voọc mông trắng ghi nhận tại thung Ba Bậc. Theo ông Lê Văn Hiên (thành viên tổ bảo tồn cộng đồng), đây có thể là con voọc mông trắng đầu đàn. Mỗi khi di chuyển, con đầu đàn thường leo lên ngọn cây cao nhất quan sát, nếu an toàn, con đầu đàn sẽ gọi bầy tiếp tục đi. Khi phát hiện nguy hiểm, con đầu đàn sẽ gọi bầy lẩn tránh vào các lùm cây, hang đá.

Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) cho hay, từ năm 2016 cho đến nay, FFI và một số tổ chức bảo tồn khác đã phối hợp với Chi cục kiểm lâm Hà Nam khảo sát quần thể voọc mông trắng tại rừng Kim Bảng và ghi nhận được 13 đàn với khoảng 100 cá thể voọc mông trắng.

Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) cho hay, từ năm 2016 cho đến nay, FFI và một số tổ chức bảo tồn khác đã phối hợp với Chi cục kiểm lâm Hà Nam khảo sát quần thể voọc mông trắng tại rừng Kim Bảng và ghi nhận được 13 đàn với khoảng 100 cá thể voọc mông trắng.

Các đàn voọc mông trắng phân bố rộng khắp khu vực vùng lõi của rừng Kim Bảng và tập trung lớn tại phía đông của khu rừng huyện Kim Bảng, với các thung Cơm Tám, Ba Bậc, Xồ Là Má, Đại Địa…

Các đàn voọc mông trắng phân bố rộng khắp khu vực vùng lõi của rừng Kim Bảng và tập trung lớn tại phía đông của khu rừng huyện Kim Bảng, với các thung Cơm Tám, Ba Bậc, Xồ Là Má, Đại Địa…

Voọc quần đùi trắng hay là voọc mông trắng (danh pháp khoa học Trachypithecus delacouri, được đặt tên theo nhà điểu học người Mỹ gốc Pháp Jean Théodore Delacour).

Voọc quần đùi trắng hay là voọc mông trắng (danh pháp khoa học Trachypithecus delacouri, được đặt tên theo nhà điểu học người Mỹ gốc Pháp Jean Théodore Delacour).

Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Trong ảnh, loài voọc mông trắng xuất hiện tại thung Ba Bậc.

Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Trong ảnh, loài voọc mông trắng xuất hiện tại thung Ba Bậc.

Ðây cũng là loài nằm trong danh sách các loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.

Ðây cũng là loài nằm trong danh sách các loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.

Hiện, voọc mông trắng chỉ còn tồn tại khoảng 300 cá thể ngoài tự nhiên, được phân bố chủ yếu tại khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình và vùng rừng thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Hiện, voọc mông trắng chỉ còn tồn tại khoảng 300 cá thể ngoài tự nhiên, được phân bố chủ yếu tại khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình và vùng rừng thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Voọc mông trắng rất thông minh, chúng đi ăn theo từng vệt hoặc từng thung, tháng này ăn hết lá non ở khu vực này thì mới di chuyển sang thung khác và ngược lại. Hiện nay, khu vực tiếp giáp với các thung ghi nhận sự xuất hiện của đàn voọc mông trắng đang khai thác đá vôi phục vụ sản xuất xi-măng, dẫn tới môi trường sống của voọc mông trắng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Voọc mông trắng rất thông minh, chúng đi ăn theo từng vệt hoặc từng thung, tháng này ăn hết lá non ở khu vực này thì mới di chuyển sang thung khác và ngược lại. Hiện nay, khu vực tiếp giáp với các thung ghi nhận sự xuất hiện của đàn voọc mông trắng đang khai thác đá vôi phục vụ sản xuất xi-măng, dẫn tới môi trường sống của voọc mông trắng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện mèo rừng quý hiếm, có bộ lông tuyệt đẹp ngay tại TP.HCM

Con mèo rừng thuộc loại quý hiếm này được phát hiện trong khu đất tại Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangrila (quận Bình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đức - Nguyễn Chương ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN