Đỉnh điểm khô hạn ở Tiền Giang: Không để người dân thiếu nước sạch

Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có cuộc khảo sát, kiểm tra tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn, tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Đến kiểm tra tình hình cấp nước sinh hoạt cho người dân tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trò chuyện, trao đổi với người dân về việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt. Tại đây, các hộ dân cho biết, nhờ chủ động trữ nước và chính quyền mở các vòi nước công cộng nên đến thời điểm này nước sinh hoạt cơ bản được đảm bảo.

Trên địa bàn toàn huyện Gò Công Đông, đã mở 62 vòi cấp nước sinh hoạt miễn phí phục vụ cho gần 3.000 hộ dân tại các xã ven biển, như: Tân Điền, Tân Thành, Kiểng Phước, Phước Trung, Tân Hòa…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, hiện có 9/11 huyện, thành phố của tỉnh đủ nước sinh hoạt, chỉ thiếu cục bộ ở một số xã thuộc huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông do ở cuối mạng lưới cấp nước, hoặc chưa được lắp đặt đường ống dẫn nước. Tỉnh Tiền Giang đã mở khoảng 105 vòi nước, điểm lấy nước sinh hoạt miễn phí cho người dân, “không để một ngày người dân không có nước sạch sử dụng".

Về quyết định công bố tình huống khẩn cấp về xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, tình hình chưa đến mức khẩn cấp. Tuy nhiên, tỉnh công bố sớm để các sở, ngành, địa phương chuẩn bị trước phương án khảo sát chọn vị trí vận chuyển, thời gian vận chuyển, đảm bảo việc vận chuyển nước ngọt vào các ao chứa nước nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí; theo dõi chặt chẽ diễn biến mặn xem xét kết thúc sớm hoặc kéo dài thời gian vận chuyển nước ngọt phù hợp tình hình thực tế.

Tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn. Ảnh: CTV.

Tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn. Ảnh: CTV.

Hiện, huyện Tân Phú Đông hiện có 3 ao trữ nước ngọt đã trữ được gần 101.000 m3 nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong mùa khô 2023-2024, dự kiến đủ dùng trong 30 ngày, tiền Giang đã chuẩn bị phương án để cung cấp ngay nguồn nước ngọt bổ sung trong trường hợp diễn biến hạn mặn còn phức tạp và có khả năng kéo dài.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự chủ động, linh hoạt, từ sớm, từ xa của tỉnh Tiền Giang trong bảo đảm đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân; kết hợp tăng công suất các nhà máy nước, cấp nước tập trung, huy động nguồn nước tại chỗ.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Tiền Giang, cần quy hoạch lại các điểm dân cư theo hướng tập trung để sử dụng hiệu quả hệ thống cấp nước; đồng thời sớm chuẩn bị đầu tư đồng bộ hệ thống cấp nước cho huyện Gò Công Đông theo định hướng phát triển công nghiệp ở khu vực này; nhân rộng các mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả từ các hộ dân…

Nguồn: [Link nguồn]

Nắng nóng kéo dài, hồ đập, sông suối trơ đáy, nông dân Kon Tum, Đăk Nông... chắt chiu nguồn nước ít ỏi, nhiễm phèn cứu cây trồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Huy ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN