Dịch COVID-19 tối 2/5: Dỡ bỏ dần cách ly tại xã Kiêu Kỵ, hạn chế người dân đi lại

Sự kiện: Tin tức COVID-19

UBND huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã nới lỏng, dỡ bỏ dần cách ly tại xã Kiêu Kỵ tuy nhiên vẫn hạn chế người dân đi lại tới ngày 3/5.

Mời độc giả đón đọc bản tin tổng hợp về dịch bệnh COVID-19 vào lúc 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày.

+ Theo Bộ Y tế, tính đến 18h ngày 2/5: Việt Nam có tổng cộng 130 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Về số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 30.517, trong đó gồm những người cách ly tập trung tại bệnh viện (244), người cách ly tập trung tại cơ sở khác (5.540); người cách ly tại nhà, nơi lưu trú (24.733).

+ Sáng 2/5, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) ghi nhận trường hợp anh T.N.K (SN 1982, quê ở Hoàng Mai, Nghệ An, hiện đang trú tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) sốt cao, tức ngực nhiều ngày, khi đưa vào bệnh viện đã cho kết quả dương tính với COVID-19 khi qua test nhanh.

UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo cách ly khoảng 500 người sống xung quanh nơi ở của trường hợp trên. Anh K. quê ở Nghệ An, đang làm công nhân cho một công ty trên địa bàn huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Realtime PCR của anh K. đã cho kết quả là âm tính với COVID-19.

Chiều 2/3, ông Lý Duy Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội cho biết sau khi ghi nhận thông tin trường hợp anh T.N.K âm tính với COVID-19, UBND huyện sẽ nới lỏng, cho dỡ bỏ cách ly dần tại xã Kiêu Kỵ. Tuy nhiên, những người dân tại đây vẫn phải hạn chế đi lại để chờ kết quả xét nghiệm Realtime PCR lần 2 vào ngày mai (3/5).

+ Cụ bà 88 tuổi (BN161) là bệnh nhân mắc COVID-19 nhiều tuổi nhất Việt Nam đã trải qua khoảng 30 ngày thở máy, điều trị hồi sức tích cực. Ngoài bệnh nền là xuất huyết não, liệt cứng nửa người trái, bệnh nhân còn bị tăng huyết áp. Đến chiều 1/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 161 đã âm tính với virus SARS-CoV-2.

+ Để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5 theo quyết định của UBND TP Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các Phòng GD-ĐT, các trường học yêu cầu rà soát, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại.

Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học, sinh hoạt xen kẽ giữa các khối lớp để tạo giãn cách. Các nhà trường bố trí giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người, chỗ ngồi giữa 2 học sinh có khoảng cách phù hợp theo hướng dẫn của ngành Y tế, đảm bảo kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020.

+ Trưa 2/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay, tính đến thời điểm này, tổng số người mắc COVID-19 tại thành phố là 54 trường hợp. 25 ngày qua, thành phố không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm mới. Tổng số trường hợp nghi nhiễm tới thời điểm hiện tại là 397, đều có kết quả xét nghiệm âm tính.

Trong 53 người xuất viện thì 6 trường hợp tái dương tính COVID-19, trong đó 5 người liên quan đến ổ dịch Buddha bar (gồm BN124, BN151, BN207, BN224 và BN235). Quán Buddha bar được xem là một trong những ổ dịch lớn và nguy hiểm nhất cả nước với tổng số 19 người lây nhiễm, 4.481 người tiếp xúc gần được lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 15/4, ổ dịch này đã hết thời gian theo dõi.

+ Hãng Reuters hôm 2/5 đưa tin, loại thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp là Remdesivir của công ty khoa học Gilead. Trường hợp khẩn cấp ở đây được phân loại là các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch, phải thở oxy.

Dữ liệu được công bố trong tuần này từ một thử nghiệm của Viện Y tế quốc gia (NIH) ở Mỹ cho thấy Remdesivir giúp giảm tỷ lệ nhập viện xuống còn 31% so với điều trị bằng giả dược - loại thuốc giả không có tác dụng sinh lý với bệnh và cũng không gây hại tới bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc Remdesivir không cải thiện đáng kể ở tỷ lệ sống sót.

+ RT hôm 1/5 đưa tin, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Trung Quốc đang điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 sau khi nó bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của nước này. Tuy nhiên, WHO không được mời tham gia điều tra.

+ Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, trừng phạt về thuế quan chắc chắn sẽ là một trong những biện pháp được thực hiện để đáp trả Trung Quốc liên quan đến các phản ứng với COVID-19.

+ Theo Nikkei Asian Review, các hoạt động đầu tư kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi những năm qua là chủ đề thu hút sự chú ý lớn và cả những sự chỉ trích.

Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng từ 107 tỉ USD lên 204 tỉ USD vào năm 2018, theo số liệu do chính phủ Trung Quốc công bố.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lây lan toàn cầu với diễn biến phức tạp và kéo dài, tạo nên sự sụp đổ trong giá cả hàng hóa cùng sức ép khiến nguồn lợi Trung Quốc thu được ở châu Phi đóng băng. Ước tính tổng số tiền Trung Quốc đầu tư và cho vay ở châu Phi đã lên tới 200 tỉ USD.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiều 2/5, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, hơn 30 nghìn người đang cách ly

Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 2/5, đã 16,5 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới do lây nhiễm trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Sơn (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN