Covid-19 khiến 200 tỷ USD Trung Quốc đầu tư vào châu Phi trở nên “công cốc”

Đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu tạo nên sự sụp đổ trong giá cả hàng hóa, lãng phí khoản tiền 200 tỉ USD Trung Quốc đầu tư vào châu Phi.

Theo Nikkei Asian Review, các hoạt động đầu tư kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi những năm qua là chủ đề thu hút sự chú ý lớn và cả những sự chỉ trích.

Các nhà phân tích nhận định rằng Trung Quốc đang dùng “bẫy nợ” để khiến các quốc gia châu Phi trở nên phụ thuộc, từ đó nắm trong tay các nguồn tài nguyên dồi dào ở châu Phi.

Khi giá dầu, khoáng sản, kim loại khai thác ở châu Phi sụt giảm mạnh vì Covid-19, triển vọng về các dự án Trung Quốc tài trợ càng tăm tối hơn bao giờ hết.

Trung Quốc chịu nhiều sức ép phải xóa nợ hàng chục tỉ USD cho các nước châu Phi. Tình trạng phân biệt chủng tộc cũng khiến người Trung Quốc ở nhiều nơi không được chào đón tại châu Phi.

Các công nhân Trung Quốc trò chuyện với đồng nghiệp tại một nhà máy lọc dầu ở Sudan.

Các công nhân Trung Quốc trò chuyện với đồng nghiệp tại một nhà máy lọc dầu ở Sudan.

Ở trong nước, nền kinh tế Trung Quốc lần đầu trong hàng thập kỷ tăng trưởng âm trong quý I năm 2020. Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc không thể vung tiền cho vay và đầu tư ở nước ngoài mạnh như trước, theo Nikkei. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến Sáng kiến Vành đai và Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra.

Dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là các cuộc họp của Bộ chính trị Trung Quốc gần đây không coi Sáng kiến Vành đai và Con đường là ưu tiên hàng đầu, theo Nikkei.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Trung Quốc đã cho vay 152 tỉ USD cho 49 quốc gia châu Phi trong giai đoạn năm 2010-2018. Bên cạnh cho vay tín dụng, Trung Quốc còn trực tiếp đầu tư thông qua các tập đoàn nhà nước.

Từ năm 2008-2018, vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng từ 7,8 tỉ USD lên 64 tỉ USD, theo dữ liệu thống kê chính thức.

Trên lý thuyết, các khoản đầu tư của Trung Quốc dường như đã tạo ra hiệu quả. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng từ 107 tỉ USD lên 204 tỉ USD vào năm 2018, theo số liệu do chính phủ Trung Quốc công bố.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người đồng cấp Senegal, Macky Sall năm 2018.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người đồng cấp Senegal, Macky Sall năm 2018.

Nhưng câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài tạo ra sức ép khiến nguồn lợi Trung Quốc thu được ở châu Phi đóng băng. Ước tính tổng số tiền Trung Quốc đầu tư và cho vay ở châu Phi đã lên tới 200 tỉ USD.

Trong kịch bản khả dĩ nhất, tổng số tiền Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên sẽ tương đương số tiền bỏ ra để mua cùng khối lượng tài nguyên khoáng sản trên ngoài thị trường, theo NIkkei.

Trung Quốc có thể đã không trả nhiều tiền hơn cho cùng một nguyên liệu thô mà họ đã chọn để mua chúng trên thị trường mở. Hy vọng của Bắc Kinh rằng việc kiểm soát tài nguyên trực tiếp hoặc bán trực tiếp sẽ mang lại sự an toàn cao hơn là điều không tưởng.

Chính phủ các nước châu Phi ưu ái cho Trung Quốc đầu tư khai thác khoáng sản, dầu mỏ nhưng hoàn toàn có thể thu hồi theo hình thức quốc hữu hóa vào bất cứ thời điểm nào mà Trung Quốc không có quyền phản đối.

Dịch bệnh Covid-19 đang làm gián đoạn hoạt động đầu tư sinh lời của Trung Quốc ở châu Phi. Một canh bạc mà Bắc Kinh rõ ràng đã thất bại. Các công ty Trung Quốc trả nhiều tiền để đem về nguyên vật liệu từ châu Phi, nhưng nay giảm giá thê thảm vì sự sụp đổ của giá cả hàng hóa.

Giáo sư Minxin Pei, công tác tại Đại học Claremont McKenna, Mỹ, nhận định, đã đến lúc Trung Quốc cần phải nhận ra rằng các khoản đầu tư và cho vay ở châu Phi sẽ không có cách nào thu hồi được do tổn thất kinh tế ở các nước sở tại vì Covid-19.

Trung Quốc có thể xóa nợ cho các nước châu Phi dưới dạng hỗ trợ nhân đạo. Nhưng không rõ chiến lược của Bắc Kinh ở châu Phi sẽ như thế nào khi tình hình dịch chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19: Đến lượt Thụy Điển “chọc giận” Trung Quốc

Thụy Điển sẽ đề nghị Liên minh châu Âu (EU) điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19, động thái có thể làm tổn hại quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Nikkei ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN