Clip: Ông đồ ngoại quốc cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

(NLĐO)- Người đàn ông Pháp 41 tuổi trong trang phục áo the, khăn xếp thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ của nhiều người vì đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ, câu đối của người Việt

Ông đồ ngoại quốc mặc áo the, đội khăn xếp cho chữ tại Văn Miếu (TP Hà Nội)

Gian lều dựng ở Hồ Văn, thuộc di tích quốc gia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, TP Hà Nội) thu hút nhiều ánh nhìn từ người dân và du khách những ngày cận Tết Nguyên đán 2023 tại hội chữ Xuân Quý Mão do một người đàn ông quốc tịch Pháp 41 tuổi trong trang phục áo the, khăn xếp là Jean Sébastien đang cho chữ du khách tới tham quan.

Gian lều dựng ở Hồ Văn, thuộc di tích quốc gia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, TP Hà Nội) thu hút nhiều ánh nhìn từ người dân và du khách những ngày cận Tết Nguyên đán 2023 tại hội chữ Xuân Quý Mão do một người đàn ông quốc tịch Pháp 41 tuổi trong trang phục áo the, khăn xếp là Jean Sébastien đang cho chữ du khách tới tham quan.

Jean Sébastien (tên tiếng Việt là Trường Giang) cũng là người nước ngoài đầu tiên tham gia Hội chữ Xuân tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám bởi vừa đoạt giải nhì "Viết chữ quốc ngữ" trong cuộc thi viết chữ xuân 2023.

Jean Sébastien (tên tiếng Việt là Trường Giang) cũng là người nước ngoài đầu tiên tham gia Hội chữ Xuân tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám bởi vừa đoạt giải nhì "Viết chữ quốc ngữ" trong cuộc thi viết chữ xuân 2023.

Jean Sébastien cho biết để chuẩn bị cho hội chữ xuân năm nay, anh từ Pháp sang Việt Nam từ đầu tháng 1 và dự định ở lại 1 tháng để tham gia hoạt động cho chữ từ ngày 15-1 đến hết ngày 26-1, mong muốn quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách châu Âu.

Jean Sébastien cho biết để chuẩn bị cho hội chữ xuân năm nay, anh từ Pháp sang Việt Nam từ đầu tháng 1 và dự định ở lại 1 tháng để tham gia hoạt động cho chữ từ ngày 15-1 đến hết ngày 26-1, mong muốn quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách châu Âu.

Không chỉ gây ấn tượng với du khách nước ngoài, Jean Sébastien còn khiến du khách Việt Nam bất ngờ khi chứng kiến ông đồ ngoại quốc viết chữ Việt thuần thục. "Nếu chỉ nhìn tranh, tôi không nghĩ đây là sản phẩm do người nước ngoài thực hiện, nét chữ vẫn rất mềm mại, uyển chuyển"- một người dân xin chữ chia sẻ.

Không chỉ gây ấn tượng với du khách nước ngoài, Jean Sébastien còn khiến du khách Việt Nam bất ngờ khi chứng kiến ông đồ ngoại quốc viết chữ Việt thuần thục. "Nếu chỉ nhìn tranh, tôi không nghĩ đây là sản phẩm do người nước ngoài thực hiện, nét chữ vẫn rất mềm mại, uyển chuyển"- một người dân xin chữ chia sẻ.

Chia sẻ cơ duyên đến với thư pháp, anh Jean Sébastien chia sẻ: "Tôi biết đến môn nghệ thuật này sau khi được người bạn Hàn Quốc giới thiệu. Hứng thú với bộ môn mới, tôi đã xin theo học hai người thầy dạy thư pháp có tiếng tại Hà Nội".

Chia sẻ cơ duyên đến với thư pháp, anh Jean Sébastien chia sẻ: "Tôi biết đến môn nghệ thuật này sau khi được người bạn Hàn Quốc giới thiệu. Hứng thú với bộ môn mới, tôi đã xin theo học hai người thầy dạy thư pháp có tiếng tại Hà Nội".

Với Jean Sébastien, việc học và viết được chữ thư pháp là cả một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện không ngừng nghỉ. “Việc cầm bút, viết trên giấy cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ. Với đam mê của mình, tôi có thể ngồi trên bàn và viết chữ cả ngày. Sau 32 buổi học cùng hàng ngàn giờ luyện viết, tôi không còn cảm thấy khó khăn với những tác phẩm chữ quốc ngữ, câu đối Việt”- Jean Sébastien tâm sự.

Với Jean Sébastien, việc học và viết được chữ thư pháp là cả một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện không ngừng nghỉ. “Việc cầm bút, viết trên giấy cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ. Với đam mê của mình, tôi có thể ngồi trên bàn và viết chữ cả ngày. Sau 32 buổi học cùng hàng ngàn giờ luyện viết, tôi không còn cảm thấy khó khăn với những tác phẩm chữ quốc ngữ, câu đối Việt”- Jean Sébastien tâm sự.

Sau 6 năm ở Việt Nam, giữa năm 2021, anh Jean Sébastien và vợ con về nước do ảnh hưởng của COVID-19. Anh vẫn kiên trì rèn luyện và viết chữ thư pháp gửi tặng mọi người...

Sau 6 năm ở Việt Nam, giữa năm 2021, anh Jean Sébastien và vợ con về nước do ảnh hưởng của COVID-19. Anh vẫn kiên trì rèn luyện và viết chữ thư pháp gửi tặng mọi người...

Tại hội chữ Xuân 2023, anh Jean Sébastien đã trình diễn và cho chữ rất nhiều người người, nhiều nhất là các chữ: Đức, Tâm, Bình an, Thịnh vượng. Trong đó, “Đức” là chữ thư pháp mà anh thích nhất, mang nhiều ý nghĩa về con người và cuộc sống. Theo anh, muốn viết được thư pháp đẹp và đạt, thì phải luyện gân cốt vừa cứng vừa mềm dẻo, không chỉ rèn tay, rèn chữ mà rèn cả tâm.

Tại hội chữ Xuân 2023, anh Jean Sébastien đã trình diễn và cho chữ rất nhiều người người, nhiều nhất là các chữ: Đức, Tâm, Bình an, Thịnh vượng. Trong đó, “Đức” là chữ thư pháp mà anh thích nhất, mang nhiều ý nghĩa về con người và cuộc sống. Theo anh, muốn viết được thư pháp đẹp và đạt, thì phải luyện gân cốt vừa cứng vừa mềm dẻo, không chỉ rèn tay, rèn chữ mà rèn cả tâm.

Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 với chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm", quy tụ 50 ông đồ, bà đồ đến từ ba miền trong cả nước.

Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 với chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm", quy tụ 50 ông đồ, bà đồ đến từ ba miền trong cả nước.

Hội chữ Xuân diễn ra từ ngày 15-1 đến ngày 29-1. Riêng ngày 30 Tết, Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 mở cửa đón Giao thừa đến 2 giờ sáng hôm sau. Các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết mở cửa đến 22 giờ.

Hội chữ Xuân diễn ra từ ngày 15-1 đến ngày 29-1. Riêng ngày 30 Tết, Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 mở cửa đón Giao thừa đến 2 giờ sáng hôm sau. Các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết mở cửa đến 22 giờ.

Clip: Ông đồ ngoại quốc cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 11

Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng Triển lãm thư pháp gồm 40 tác phẩm đẹp sáng tác theo chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm" nhằm tôn vinh truyền thống "Tôn sư trọng đạo", khích lệ tinh thần học tập, vươn lên của thế hệ trẻ và góp phần từng bước nâng cao trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về nghệ thuật thư pháp của người viết chữ cũng như công chúng Thủ đô.

Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng Triển lãm thư pháp gồm 40 tác phẩm đẹp sáng tác theo chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm" nhằm tôn vinh truyền thống "Tôn sư trọng đạo", khích lệ tinh thần học tập, vươn lên của thế hệ trẻ và góp phần từng bước nâng cao trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về nghệ thuật thư pháp của người viết chữ cũng như công chúng Thủ đô.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngày đầu nghỉ Tết, phố phường Hà Nội thay đổi ”chóng mặt” so với ngày thường

Các điểm nóng giao thông vào giờ cao điểm sáng nay bỗng thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc. Hà Nội trở nên thảnh thơi, dễ thở trong ngày cận Tết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hưng ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN