Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa

Sự kiện: Tin ngắn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khu nhà cổ với kiến trúc Gothic của châu Âu, nằm ở huyện Diên Khánh, từng hút khách du lịch sau thời gian không sử dụng, tôn tạo thành phế tích hoang tàn.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 1

Khu nhà cổ còn có tên gọi khác là Sở Dừa, nằm trên khuôn viên rộng 1,8 ha do ông Nguyễn Đình Thái (người dân địa phương gọi Hai Thái) xây năm 1925. Ông Hai Thái là người Nha Trang, được xem như người đầu tiên khai phá vùng Suối Tiên. Chủ nhân ngôi nhà mất năm 1947, hàng năm đến 17 tháng Chạp, người dân làm lễ cúng giỗ ông tại đây.

Khu nhà cổ còn có tên gọi khác là Sở Dừa, nằm trên khuôn viên rộng 1,8 ha do ông Nguyễn Đình Thái (người dân địa phương gọi Hai Thái) xây năm 1925. Ông Hai Thái là người Nha Trang, được xem như người đầu tiên khai phá vùng Suối Tiên. Chủ nhân ngôi nhà mất năm 1947, hàng năm đến 17 tháng Chạp, người dân làm lễ cúng giỗ ông tại đây.

Sau thời gian được làm trường học và bị bỏ hoang, năm 2008 khu nhà được khách sạn Yasaka Saigon Nha Trang trùng tu, tôn tạo, xây thêm một số công trình làm điểm tham quan. Tuy nhiên sau nhiều khó khăn, lượng khách giảm, doanh nghiệp ngừng bảo tồn khu nhà từ năm 2015 và trả lại cho địa phương. Hiện công trình hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 3

Khu nhà được xây theo kiến trúc Gothic của châu Âu, trong đó có căn nhà chính 5 gian rộng 300 m2, ở hai bên là nhà kho, phía sau là nhà bếp. Khuôn viên vườn có giếng, hồ chứa nước mưa cùng vườn dừa nhiều năm tuổi, cao hơn 20 m. Trước đây khu vực này cỏ cây xanh mát, là điểm thu hút nhiều khách nước ngoài đến trải nghiệm ẩm thực, văn hóa.

Khu nhà được xây theo kiến trúc Gothic của châu Âu, trong đó có căn nhà chính 5 gian rộng 300 m2, ở hai bên là nhà kho, phía sau là nhà bếp. Khuôn viên vườn có giếng, hồ chứa nước mưa cùng vườn dừa nhiều năm tuổi, cao hơn 20 m. Trước đây khu vực này cỏ cây xanh mát, là điểm thu hút nhiều khách nước ngoài đến trải nghiệm ẩm thực, văn hóa.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 5

Bậc tam cấp tại gian nhà chính xuống cấp, đổ vỡ so với trước.

Bậc tam cấp tại gian nhà chính xuống cấp, đổ vỡ so với trước.

Theo người dân sống gần khu nhà, trước đây khi doanh nghiệp tiếp quản, quanh khu nhà có rất nhiều cây cảnh, công nhân cắt tỉa thường xuyên. Sau khi trả lại tòa nhà, doanh nghiệp tháo dỡ một số công trình đã xây dựng khiến khung cảnh nơi đây trống vắng, nhếch nhác.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 7

Bên trong căn nhà chính không còn vật dụng, phủ đầy bụi.

Bên trong căn nhà chính không còn vật dụng, phủ đầy bụi.

Trước đây không gian ngôi nhà được tái hiện từ hơn 200 đồ vật cổ xưa như salon gỗ, máy đánh chữ, đồng hồ treo tường, đèn măng sông, tiền cổ, tủ áo, giường xưa, phản, vali... Tòa nhà còn được tôn tạo nhiều hạng mục như hơn 140 cột mái ngói âm dương, khu vực sưu tầm dụng cụ lao động truyền thống của dân địa phương.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 9

Khu vực nhà kho giờ chứa nhiều rác, các vật dụng, biển hướng dẫn, vé giữ xe nằm vương vãi, mái kho dấu hiệu mục nát.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 10

Gian bếp xuống cấp, nứt toác, chỉ sót lại một vài vật dụng nấu ăn truyền thống. Trước đây khách nước ngoài đến khu nhà cổ được trải nghiệm, thưởng thức những món ăn dân dã ở địa phương.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 11

Do không có người quản lý, phía sau nhà thành điểm tập kết rác thải sinh hoạt như bát đĩa, chai lọ vỡ.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 12

Giếng trong khuôn viên cũng cạn nước, cỏ cây mọc um tùm.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 13

Hệ thống thủy lợi chạy xung quanh khuôn viên khu nhà khô cạn, cỏ mọc um tùm, thành nơi chăn thả bò của người dân địa phương.

Cảnh hoang tàn ở khu nhà cổ 100 tuổi tại Khánh Hòa - 14

Cỏ cây mọc um tùm ở khu bể bơi cạn nước, cạnh đó là nhiều hạng mục bị tháo dỡ khi doanh nghiệp rời đi, để lộ các phần đất trống.

Ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh văn phòng UBND Khánh Hòa, cho biết sau sau khi tiếp nhận khu nhà cổ, tỉnh đã giao UBND huyện Diên Khánh kêu gọi nhà đầu tư tham gia tôn tạo, mở điểm du lịch, song đến nay chưa có doanh nghiệp đăng ký.

Nguồn: [Link nguồn]

Vòi rồng cao hàng trăm mét di chuyển trên biển cuốn bay một số ghe, xuồng của ngư dân rồi đi vào bờ ở khu vực xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, chiều 22/5.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bùi Toàn (Ảnh tư liệu) ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN