Buộc người lao động cam kết không sinh con có phạm pháp?

Luật sư Trần Tuấn Anh đã có những chia sẻ ở góc độ pháp lý về việc nhiều công ty khi ký hợp đồng yêu cầu nhân viên cam kết không sinh con trong thời gian nhất định.

Buộc người lao động cam kết không sinh con có phạm pháp? - 1

Cam kết không sinh con giữ công ty tuyển dụng và người lao động sẽ không có giá trị pháp lý nếu xảy ra tranh chấp. (Ảnh minh họa)

Cam kết dừng sinh con không có giá trị pháp lý

Mới đấy một người dùng Facebook có nickname “L.C” chia sẻ trên một group (nhóm) facebook câu chuyện, vợ một người bạn khi đi xin việc thì công ty tuyển dụng yêu cầu cam kết không sinh con trong thời gian 2 năm mới ký hợp đồng. Để có việc, người xin việc đã đồng ý cam kết. Tuy nhiên, làm việc chưa đầy 1 năm, cô vợ bạn nickname “L.C” có bầu to nên bị công ty “bóng gió” đuổi việc.

Nickname “L.C” cũng thắc mắc liệu công ty ứng xử như vậy có đúng quy định không? Thực tế câu hỏi trên của nickname “L.C” cũng là băn khoăn của nhiều người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Để giải đáp những thắc mắc trên của người lao động, PV đã trao đổi với luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Hợp danh Thiên thanh) để tìm câu trả lời.

Theo luật sư Tuấn Anh, pháp luật tôn trọng giao kết trong giao dịch dân sự. Như vậy, quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng có quyền yêu cầu người xin việc cam kết không sinh con trong thời gian nhất định. Nếu người xin việc đồng ý sẽ ký hợp đồng.Tuy nhiên, luật sư Tuấn Anh cho rằng, cam kết trên sẽ không có giá trị pháp lý nếu xảy ra tranh chấp.

“Việc nhà tuyển dụng yêu cầu người xin việc cam kết không sinh con vì nhiều lý do. Có thể họ lo lắng sau khi nhận vào làm, công ty mất thời gian đào tạo, sắp xếp vị trí công việc cho nhân viên mới.

Nhưng vài tháng sau, nhân viên mang thai, phải nghỉ sinh. Như vậy,công ty phải tìm người mới thay thế, bố trí lại hệ thống nhân sự thay cho “mắt xích” vừa nghỉ…

Ở góc độ pháp lý, tôi cho rằng, việc nhà tuyển dụng yêu cầu người xin việc cam kết không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu xảy ra tranh chấp giữa người lao động và nhân viên liên quan đến hợp đồng lao động thì cam kết trên sẽ không có giá trị pháp lý.

Thậm chí, nếu công ty lấy cam kết đó làm căn cứ để giảm lương hoặc sa thải nhân viên thì có thể bị xử lý hình sự”, luật sư Tuấn Anh cho biết.

Ép bà bầu nghỉ việc sẽ bị xử tù

Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết, những hàng vi xâm phạm trái phép đến quyền lợi người lao động sẽ bị xử lý rất nghiêm. Điều này thể hiện rõ trong bộ Luật hình sự 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1.7.2016 tới đây.

Buộc người lao động cam kết không sinh con có phạm pháp? - 2

Chia sẻ của nickname “L.C” chia sẻ trên nhóm facebook có hàng trăm nghìn thành viên.

“Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật trong Bộ luật Hình sự 1999 có mức xử lý cao nhất là 1 năm tù, nhưng trong Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực, mức phạt cao nhất đến 3 năm tù.

Bộ luật Hình sự mới cũng cho thấy, quyền lợi của người lao động, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và người nuôi con nhỏ được bảo vệ đặc biệt”, luật sư Tuấn Anh đánh giá.

Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết, căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015, trong trường hợp giám đốc hoặc lãnh đạo công ty, cơ quan vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khách mà sa thải nhân viên trái pháp luật, ép người lao động thôi việc khiến họ và gia đình lầm vào tình cảnh khó khăn thì bị phạt tù đến 1 năm tù.

Trong trường hợp sa thải trái pháp luật với phụ nữ mà biết là có thai, người nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hoặc việc bị buộc thôi việc khiến người bị sa thải tự sát thì người sa thải, ép người lao động thôi việc sẽ bị phạt tù đến 3 năm tù.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN