Bộ Công an lý giải vì sao chọn 2 lực lượng CSGT và cảnh sát PCCC để dựng tượng

Sự kiện: 24h vạn dặm

Quần thể tượng đài CSGT và cảnh sát PCCC tại Công viên Thống Nhất đã chính thức hoàn thiện và được Bộ Công an nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Bộ Công an cùng Hội đồng nghệ thuật khảo sát, nghiệm thu công trình tượng đài CSGT, cảnh sát PCCC và CNCH đặt tại Công viên Thống nhất

Bộ Công an cùng Hội đồng nghệ thuật khảo sát, nghiệm thu công trình tượng đài CSGT, cảnh sát PCCC và CNCH đặt tại Công viên Thống nhất

Chiều nay (15/7), Bộ Công an đã tổ chức nghiệm thu, chính thức đưa vào sử dụng quần thể tượng đài lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) đặt tại khu vực Công viên Thống Nhất (Hà Nội).

Thiếu tướng Nguyễn Công Bẩy - Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị (Bộ Công an), đại diện chủ đầu tư của công trình tượng đài cho biết, để lên ý tưởng và thi công tượng, đơn vị đã tổ chức Hội đồng nghệ thuật gồm 15 thành viên là các kiến trúc sư, họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ thuật để nghiên cứu, đánh giá.

Cụm tượng có 7 nhân vật, được đúc bằng chất liệu đồng

Cụm tượng có 7 nhân vật, được đúc bằng chất liệu đồng

Đã có 5 nhóm tác giả, trong đó có 10 tác phẩm gửi về để dự thi. Sau cùng, Hội đồng nghệ thuật đã chọn ra mẫu phác thảo của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Tân để dựng tượng.

Theo Thiếu tướng Bẩy, tượng đài có 7 nhân vật, gồm: 2 chiến sĩ CSGT, 3 chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH, một phụ nữ lớn tuổi và một em nhỏ. Ngoài ra, tượng đài còn có biểu tượng cột đèn tín hiệu giao thông và ngọn lửa.

Tượng CSGT gồm một nam cảnh sát đang dắt tay một cụ bà sang đường, một nữ cảnh sát đứng trên bục điều khiển giao thông và một cột đèn tín hiệu giao thông

Tượng CSGT gồm một nam cảnh sát đang dắt tay một cụ bà sang đường, một nữ cảnh sát đứng trên bục điều khiển giao thông và một cột đèn tín hiệu giao thông

Sau khi khảo sát, tất cả 15 thành viên của Hội đồng nghệ thuật đều đánh giá quần thể tượng đạt chất lượng và đủ điều kiện để nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

Lý giải vì sao Bộ Công an chỉ chọn hai lực lượng nói trên để dựng tượng mà không chọn các lực lượng khác, thiếu tướng Bẩy cho hay, lực lượng công an nhân dân nói chung đều vì nhân dân phục vụ. Tuy nhiên, trước mắt, hai lực lượng gần gũi nhân dân nhất là lực lượng CSGT và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

Tượng CSPCCC và CNCH gồm 3 CSPCCC, một em nhỏ và một ngọn lửa

Tượng CSPCCC và CNCH gồm 3 CSPCCC, một em nhỏ và một ngọn lửa

“Thử hỏi, cảnh sát giao thông đi vắng 1 giờ thì giao thông trên đường phố sẽ thế nào. Lực lượng này còn tham gia hỗ trợ bắt tội phạm trên đường, đã có rất nhiều vụ truy bắt tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy mà lực lượng CSGT lập công.

Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH là những người luôn có mặt khi người dân gặp nguy hiểm. Những nơi nguy hiểm nhất luôn có mặt của lực lượng này, thậm chí họ đã hy sinh không biết bao nhiêu người để mang lại sự bình yên cho người dân.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, các lực lượng khác của lực lượng Công an nhân dân cũng đều rất quan trọng nhưng đây là 2 lực lượng gần gũi và tương tác với người dân nhiều nhất vì thế chúng tôi lựa chọn làm đại diện để dựng tượng”, Thiếu tướng Bẩy chia sẻ.

Hiện phần tượng đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Đơn vị thi công đang hoàn thiện nốt phần quảng trường trước tượng, đây sẽ là nơi để các lực lượng tổ chức lễ kỷ niệm đồng thời cũng là nơi để người dân vui chơi, giải trí.

Hiện phần tượng đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Đơn vị thi công đang hoàn thiện nốt phần quảng trường trước tượng, đây sẽ là nơi để các lực lượng tổ chức lễ kỷ niệm đồng thời cũng là nơi để người dân vui chơi, giải trí.

Nguồn: [Link nguồn]

Tượng đài Cảnh sát giao thông và PCCC ở công viên Thống Nhất gây tranh cãi

Quần thể tượng đài Cảnh sát giao thông và Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đặt tại tường Công viên Thống Nhất đang gây xôn xao dư luận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Triệu Quang – Đức Sơn ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN