Việt Nam phản đối hành động xâm phạm chủ quyền tại Trường Sa

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines vừa ra đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong bối cảnh Manila đang có kế hoạch biến cấu trúc này thành một căn cứ hậu cần và tiếp tế mới.

Đường băng và âu tàu Philippines xây dựng trái phép trên đảo Thị Tứ của Việt NamẢnh: AMTI

Đường băng và âu tàu Philippines xây dựng trái phép trên đảo Thị Tứ của Việt NamẢnh: AMTI

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa khi bình luận việc Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines, tướng Cirilito Sobejana đến đảo Thị Tứ.

“Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông”, bà Hằng nói.

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Thị Tứ là thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép. Nước này xây dựng trái phép một đường băng trên đảo Thị Tứ từ thập niên 1970. Manila năm ngoái phân bổ 1,3 tỷ peso (26 triệu USD) để xây dựng và cải tạo công trình trên đảo, trong đó có dự án “bê tông hóa đường băng”.

Hôm 7/6, tướng Sobejana đến đảo Thị Tứ bằng vận tải cơ C-130 nhưng thông tin chỉ được Bộ Quốc phòng nước này công bố hai ngày sau.

Lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu cá Philippines gần đây thường xuyên diễn tập trái phép ở quần đảo Trường Sa. Các video do lực lượng Philippines ghi lại cho thấy các thuỷ thủ Philippines đã bắt đầu thách thức hoạt động của các tàu Trung Quốc ở khu vực tranh chấp.

Mong Trung Quốc, Campuchia đóng góp cho hoà bình

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman trong chuyến thăm Campuchia gần đây đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện của Trung Quốc ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia và việc Campuchia phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ xây dựng tại cơ sở có tầm quan trọng chiến lược này mà không thông báo hoặc giải thích.

Bà Hằng cho biết: Ngày 2/6, chính quyền Thủ đô Phnom Penh đã thông báo kế hoạch di dời các công trình là nhà nổi, bè nuôi cá trên mặt sông Mekong khu vực Thủ đô Phnom Penh, trong đó có các công trình của người gốc Việt. Ngày 7/6 vừa qua, tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đề nghị Campuchia tiếp tục quan tâm, giải quyết vấn đề địa vị pháp lý cho người gốc Việt tại Campuchia và lộ trình hợp lý, bảo đảm quyền lợi và an sinh của người gốc Việt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tham gia một dự án cải tạo quy mô lớn ở căn cứ hải quân Ream. Phát ngôn viên cũng nói rằng, “các báo cáo đáng tin cậy” cho thấy dự án bao gồm một khu vực hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước thông tin này, bà Hằng cho biết: “Việt Nam là láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống với cả Trung Quốc và Campuchia, cũng như mong muốn quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực và trên thế giới”.

Về thông tin Trung Quốc vừa lắp đặt xong giàn khoan lớn nhất thế giới chuẩn bị đưa ra khu vực mỏ Lăng Thuỷ, phía nam đảo Hải Nam, bà Hằng nhắc lại lập trường rõ ràng và nhất quán của Việt Nam: “Các bên liên quan cần tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập trên cơ sở UNCLOS 1982 cũng như các điều ước quốc tế song phương có liên quan”.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ rút Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ

Chính quyền Tổng thống Joe Biden rút Việt Nam và Thụy Sĩ khỏi danh sách các quốc gia bị Mỹ xem là thao túng tiền tệ, đảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo THU LOAN ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN