Video: Lặn xuống đáy biến sâu 1.000m, chạm trán cá mập to lớn khủng khiếp

Megalodon có thể là loài cá mập to lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất, nhưng ngày nay vẫn có một loài cá mập khổng lồ ẩn sâu dưới các đại dương, hiếm khi con người bắt gặp.

Theo Live Science, trong chuyến thám hiếm đại dương bằng tàu ngầm, chuyên gia Gavin Naylor đã bắt gặp cảnh tượng hiếm có trong đời.

Một con cá mập bò (bluntnose sixgill) tỏ ra khá tò mò với tàu ngầm thám hiểm. Nó như chơi đùa với con tàu, thậm chí còn cọ mũi vào thân tàu. “Tôi gần như có thể mũi chạm mũi với sinh vật này”, Naylor nói.

Cá mập bò là một trong những loài cá mập lớn nhất thế giới, tồn tại từ cách đây 200 triệu năm. “Điều này giống như nghiên cứu khủng long vậy”, chuyên gia Dean Grubbs nói về sự xuất hiện của con cá mập bò.

Trên thực tế, cá mập bò tồn tại từ trước cả thời khủng long. Chúng thậm chí còn sống sót qua cuộc đại tuyệt chủng khiến 96% sinh vật tuyệt diệt ở Kỷ Permi.

Con cá mập khổng lồ cọ mũi vào thân tàu.

Con cá mập khổng lồ cọ mũi vào thân tàu.

Theo nhóm nghiên cứu, con cá mập bò mà họ bắt gặp là cá mập cái, có chiều dài 5 mét. Cuộc chạm trán xảy  ra ở độ sâu 1.000 mét, ngoài khơi Vịnh Mexico. “Con cá mập tỏ ra khôn ngoan, nó cho nhóm nghiên cứu nhìn thấy bộ hàm lớn và nó còn nháy mắt. Nó có vẻ rất tò mò với tàu ngầm thám hiểm”, Naylor nói.

Dĩ nhiên, con cá mập không rời đi mà không có chiến lợi phẩm. Nó đánh chén miếng thịt mà các nhà nghiên cứu treo ở bên ngoài tàu ngầm. “Ban đầu trông nó có vẻ chậm chạp, nhưng đến khi săn mồi thì đã chứng minh sự mạnh mẽ, hung hãn”.

Nhóm nghiên cứu kỳ vọng họ có thể tìm hiểu rõ hơn về loài cá mập cổ xưa chuyên sống dưới biển sâu này. Tuy không gắn được thiết bị theo dõi lên cơ thể con cá mập, Naylor và nhóm nghiên cứu cũng có thể cảm thấy hài lòng vì video quay cận cảnh con cá mập khổng lồ.

Video: Khoảnh khắc cá mập bị quái vật biển sâu nuốt trọn ở độ sâu 450m

Quái vật biển sâu nuốt trọn cả một con cá mập chỉ bằng một cú đớp duy nhất ở độ sâu 450 mét dưới đáy biển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN