Vì sao người TQ nên hoan nghênh vụ bắt giữ "công chúa" Huawei?

Nhà báo Richard Harris viết trên SCMP rằng việc các doanh nhân hàng đầu bị “sờ gáy” trong thời gian gần đây không hẳn là chuyện xấu.

Vì sao người TQ nên hoan nghênh vụ bắt giữ "công chúa" Huawei? - 1

Bà Meng đã được tòa án Canada cho tại ngoại sau khi trả 7,5 triệu USD

Câu chuyện nổi bật trên trang nhất các trang báo quốc tế thời gian qua là vụ bắt giữ bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chính của tập đoàn Trung Quốc Huawei.

Sau khi bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ, nữ doanh nhân sống khá kín đáo này đã lập tức trở nên nổi tiếng. Cuộc sống của bà Meng, người có hai nhà ở Vancouver, trở thành chủ đề bàn tán toàn cầu.

Bà Meng bị cáo buộc lừa nhiều ngân hàng về các giao dịch liên quan đến Iran, khiến các ngân hàng này rơi vào nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt Iran.

Trung Quốc phản ứng rất quyết liệt, cáo buộc Canada làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc và hành động chống nhân quyền.

Các cá nhân chỉ có thể bị dẫn độ khỏi Canada thông qua luật pháp của Canada. Điều này có nghĩa là bà Meng chỉ cần nộp 7,5 triệu USD để được tại ngoại, được tự do chuẩn bị bào chữa trong sự thoải mái ở nhà riêng tại Vancouver.

Nhà báo Harris dự đoán kết quả có khả năng xảy ra nhất là các cáo buộc chống lại bà Meng sẽ bị loại bỏ. Trước đây, người Mỹ đã từng bắt và cho phép người sáng lập JD.com, Richard Liu Qiangdong, trở về Trung Quốc vì thiếu bằng chứng mặc dù người này đang phải đối mặt với cáo buộc cưỡng hiếp.

Vì sao người TQ nên hoan nghênh vụ bắt giữ "công chúa" Huawei? - 2

Doanh nhân bị bắt nổi tiếng nhất gần đây là cựu lãnh đạo Nissan Carlos Ghosn.

Theo Harris, hằng tuần đều có nhiều doanh nhân bị bắt ở Nga, Anh, Đức và nhiều nơi khác trên thế giới. Người bị bắt nổi tiếng nhất gần đây (ngoài bà Meng) là một trong những doanh nhân hàng đầu thế giới, cựu lãnh đạo Nissan Carlos Ghosn.

Ghosn, quốc tịch Pháp, bị bắt ở Nhật Bản sau những cáo buộc về không khai báo chính xác thu nhập. Ông hiện đang bị giam trong một nhà tù Nhật Bản mà không được tại ngoại.

Vụ bắt giữ Ghosn dường như không “gây bão” truyền thông như vụ bắt giữ bà Meng. Phía Pháp cũng không có động thái ngoại giao gì đột biến. Ghosn phải đối mặt với các cáo buộc một mình.

Giữa năm ngoái, một số chủ tịch của các tập đoàn lớn của Trung Quốc - Angbang, Đại Liên Vạn Đạt và Fosun – cũng gặp “khó khăn”. Một số người mất tích (trong một thời gian ngắn hoặc nhiều tuần), sau đó xuất hiện trở lại trong tình trạng ăn năn hối lỗi về những vi phạm của mình. Không có người nào trong công chúng biểu tình phản đối các biện pháp trừng phạt được đưa ra dành cho những người này.

Sự giàu có và các mối quan hệ của bà Meng gần như chắc chắn sẽ giúp bà được tự do, Harris nhận định. Vì thế, chúng ta nên dành suy nghĩ của mình cho cựu nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig, người bị vừa bị bắt tại Trung Quốc – một động thái được cho là để trả đũa.

Harris viết chúng ta không nên chỉ trích vụ bà Meng bị bắt giữ, thay vào đó, nên hoan nghênh việc các doanh nhân cấp cao đang bị “sờ gáy”.

Đã từ rất lâu, cổ đông vô tội của các tập đoàn lớn đã phải trả giá cho những sai phạm trong quản lý. Nhưng giờ đã đến lúc những người quyết định ở cấp cao phải nhận trách nhiệm. Đó là lý do tại sao họ được trả lương rất cao, SCMP nhận định.

Báo TQ kêu gọi Canada trái lời Mỹ, thả nữ giám đốc Huawei ngay lập tức

Canada nên tự tách mình khỏi “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết ngày 13.12, theo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - SCMP ([Tên nguồn])
Giám đốc Huawei bị bắt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN