Vì sao Nga ‘bán sắt vụn’ hai tuần dương hạm hạt nhân hạng nặng?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Hải quân Nga được nói là đã quyết định tháo dỡ hai tàu tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov vốn đã ngừng hoạt động. Việc tháo dỡ hai tàu Admiral Ushakov và Admiral Lazarev, những tàu chiến thuộc hàng lớn nhất trong hải quân Nga, sẽ khiến số lượng lớp tàu này chỉ còn 2 chiếc, giúp hải quân Nga tinh gọn bộ máy, hướng tới một đội hình hiện đại hơn.

Vì sao Nga ‘bán sắt vụn’ hai tuần dương hạm hạt nhân hạng nặng? - 1

Hai tàu còn lại, tuần dương hạm Petr Velikiy là soái hạm của hạm đội Phương Bắc. Trong khi đó, tàu Admiral Nakhimov đang đợi sửa chữa tại xưởng đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk, một thành phố cảng của Nga.

Dài gần 252m, lượng choán nước 24.000 tấn, các tàu lớp Kirov ra đời từ những năm 1980 cho tới nay vẫn là tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới. Khi  phát triển, Liên Xô muốn triển khai các tàu này chống tại nhóm tàu sân bay của Mỹ.

Tất nhiên, tàu to thì mang được nhiều vũ khí và cũng tốn kém để duy trì hoạt động. Không  lâu sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga cho đình chỉ hoạt động của các tuần dương hạm Admiral Ushakov, Admiral Lazarev và Admiral Nakhimov. Mặc dù thế, ít nhất là cho đến năm 2014, hải quân Nga vẫn lên kế hoạch tân trang và đưa trở lại phục vụ cả ba tàu này.

Nhưng kế hoạch dần bị coi là quá tốn kém. Theo tờ Izvestiya, một kế hoạch khác ra đời với nội dung chính là các tàu Admiral Ushakov và Admiral Lazarev sẽ bị tháo dỡ, tái chế. Trong khi đó, tàu Admiral Nakhimov cũng đang gặp vấn đề.

Vì sao Nga ‘bán sắt vụn’ hai tuần dương hạm hạt nhân hạng nặng? - 2

Tàu Admiral Ushakov (trái)

Năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga ký với Sevmash hợp đồng sửa chữa và hiện đại hóa tàu Nakhimov. Tàu đã được lên kế hoạch trở lại hạm đội vào năm 2018. Nhưng công việc trong hợp đồng mãi đến tháng 10/2014 mới khởi động và thời điểm tái nhập hạm đội lùi lại đến 2020.

Năm 2018, Sevmash nói việc đó không thể diễn ra trước 2021. Đầu năm 2019, họ nói trong khoảng 2021-2022.

Sau 4 năm sửa chữa và hiện đại hóa, tàu Admiral Nakhimov dù sao đã có thể chắc chắn về tương lai của nó. Năm 2017, các khoảng không gian đã được bố trí để lắp đặt các hệ thống tên lửa mới (Kalibr, Tsirkon) và hệ thống phòng không mới (Poliment-Redut). Nhưng công việc lắp đặt vũ khí mới chưa được tiến hành. Như thế, việc sửa chữa và hiện đại hóa tàu Petr Velikiy rõ ràng còn phải chờ cho đến khi công việc của tàu Nakhimov hoàn tất.

 Cũng đã có tin đồn rằng hải quân Nga sẽ sớm loại biên tàu sân bay duy nhất Admiral Kuznetsov. Tàu này trong tháng 10/2018 gặp một hư hại nghiêm trọng tại xưởng sửa chữa tàu số 82 ở Roslyakovo, một thành phố cảng phía bắc, khi ụ nổi ở đây gặp sự cố lúc tàu Kuznetsov đang nằm ở đây. Theo tờ Izvestia, có thể điện Kremlin sẽ loại biên tàu sân bay Kuznetsov thay vì bỏ tiền ra  làm ụ nổi mới.

“Không phải ai cũng nghĩ rằng tiếp tục công việc sửa chữa là phù hợp”, một nguồn tin hải quân nói với Izvestia. “Có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có những ý nói về thực tế là với số tiền sửa chữa, tốt hơn là đóng mới một cặp khinh hạm hoặc một tàu ngầm hạt nhân”.

Thậm chí ngay cả trước khi ụ nổi PD-50 bị chìm, hạm đội Nga cũng đang dần thay thế các tàu chiến to lớn, lâu năm bằng các tàu mới nhỏ hơn tuy không mang nhiều vũ khí hay có khả năng đi xa bằng, nhưng rẻ hơn và dễ vận hành hơn, dễ sửa chữa hơn các tàu cỡ lớn.

Trong năm 2018, hải quân Nga mua thêm 4 tàu chiến mới, cỡ nhỏ hơn. Hiện nay hải quân Nga có khoảng 300 tàu chiến, hầu hết có lượng choán nước vài ngàn tấn. Trong khi đó, Mỹ cũng có số lượng tàu tương tự, nhưng kích cỡ trung bình của tàu chiến Mỹ lớn hơn.

Nga sắp trở thành quốc gia không có tàu sân bay?

Hải quân Nga có thể phải dừng hoạt động tàu sân bay Kuznetsov trong khi chưa có phương án thay thế phù hợp. Điều này mang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN