Ukraine cảnh báo thách thức đến từ vũ khí “không thể đánh chặn” mới của Nga

Vũ khí mới được Nga sử dụng rộng rãi ở Ukraine đang tạo thêm thách thức, trong bối cảnh Kiev tìm cách mở đợt phản công quy mô lớn.

Bom lượn dẫn đường UPAB-1500 do Nga sản xuất.

Bom lượn dẫn đường UPAB-1500 do Nga sản xuất.

Yurii Ihnat, phát ngôn viên Không quân Ukraine, gần đây nói Nga đang tích cực sử dụng bom lượn có cánh, được tích hợp hệ thống dẫn đường GLONASS.

“Các máy bay Nga ném những quả bom này từ một khoảng cách xa mà phòng không Ukraine không thể tiếp cận”, ông Ihnat nói, theo tờ EurAsian Times.

Bom lượn dẫn đường mới của Nga có nhiều kích thước khác nhau tùy vào mục tiêu cần tấn công. Hai mẫu bom lượn đang được Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine gồm FAB-500 cải tiến có trọng lượng 500kg và KAB-1500S-E có trọng lượng 1,5 tấn.

Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cũng cảnh báo về mối đe dọa từ bom lượn của Nga. Theo ông, Nga sử dụng ngày càng nhiều loại bom lượn có hệ thống dẫn đường này trên toàn chiến tuyến.

"Máy bay Nga không cần đi vào gần, mà tập kích từ xa nhằm vào các thành phố ở chiến tuyến và gần chiến tuyến ở các điểm nóng", ông Oleshchuk nói.

Theo phát ngôn viên Ihnat, không quân Nga đang ném khoảng 10 – 15 quả bom lượn mỗi ngày, thậm chí có lúc lên tới hơn 20 quả/ngày.

Bom lượn có tầm tấn công từ 50 – 70km. Quả bom sau khi được ném từ các chiến đấu cơ Su-34 hay Su-35 sẽ bật ra đôi cách để lượn về phía mục tiêu theo hệ thống định vị dẫn đường tích hợp.

Đêm ngày 24/3, tại vùng Sumy, Ukraine thông báo về việc các máy bay Nga ném 24 quả bom lượn. Hiện tại, hệ thống phòng không Ukraine chưa có cách đối phó hiệu quả để ngăn chặn vũ khí mới của Nga.

Phát ngôn viên Ihnat nói Ukraine rất cần các tên lửa phòng không Patriot, chiến đấu cơ F-16 trang bị tên lửa đối không tầm xa để ngăn chặn các chiến đấu cơ Nga ném bom.

Tư lệnh Tư lệnh Không quân Ukraine. Mykola Oleshchuk cũng đưa ra quan điểm tương tự. "Chiến đấu cơ F-16 được trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn lên tới 180km. Điều đó có thể giúp chúng tôi xua đuổi máy bay của đối phương ra khỏi chiến tuyến, giảm nguy cơ họ sử dụng bom lượn và những vũ khí khác", ông Oleshchuk nói.

Nga không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng bom lượn trong xung đột quân sự. Quân đội Mỹ hiện sở hữu mẫu bom lượn mang tên AGM-154. Loại bom này từng được sử dụng trong Chiến tranh Iraq, có tầm tấn công tối đa 130km nếu được thả ở độ cao tối ưu.

Mỹ hiện chưa cung cấp bom lượn thả từ chiến đấu cơ cho Ukraine. Nhưng Mỹ đã nâng cao năng lực chiến đấu cho quân đội Ukraine bằng bom dẫn đường chính xác JDAM và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB). GLSDB là bom có cánh được phóng từ hệ thống HIMARS. Hôm 28/3, Nga tuyên bố lần đầu tiên đánh chặn thành công bom GLSDB.

Nguồn: [Link nguồn]

Uy lực 200 xe chiến đấu bộ binh được Ukraine mua từ Ba Lan

Ukraine đã đạt thỏa thuận với đồng minh về việc mua 200 xe chiến đấu bộ binh Rosomak. 100 chiếc sẽ được Ba Lan bàn giao ngay lập tức và 100 chiếc còn lại sẽ giao sau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - Eurasian Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN