Ukraine bán "quốc bảo" cho Mỹ, thu 7 triệu USD

Trong khi “quốc bảo” này còn chưa được sản xuất hàng loạt trong nước, Ukraine đã vội vàng bán nó cho Mỹ với giá 7 triệu USD. Giới quan sát cho rằng, sau thương vụ này, Ukraine đã không còn bí mật nào trước Mỹ.

Xe tăng T-84 Oplot vừa được Ukraine chuyển giao cho Mỹ (ảnh: NI)

Xe tăng T-84 Oplot vừa được Ukraine chuyển giao cho Mỹ (ảnh: NI)

T-84 Oplot – xe tăng tối tân nhất của Ukraine – vừa được bàn giao cho Mỹ theo bản hợp đồng mua bán vũ khí mới nhất. Bản thiết kế xe tăng T-84 Oplot được coi là bí mật quân sự giá trị nhất của Ukraine.

Với trọng lượng 51 tấn, T-84 Oplot là phiên bản cải tiến của xe tăng T-80UD có từ thời Liên Xô. Phiên bản mới nhất của T-84 Oplot sở hữu dàn hỏa lực hiện đại, hệ thống ngắm bắn điện tử, thiết bị quan sát đêm bằng tia hồng ngoại và đặc biệt là lớp giáp Duplet được cho là có khả năng chống chịu các loại đạn xuyên giáp tốt nhất thế giới hiện nay.

T-84 Oplot cũng được trang bị động cơ diesel hai kỳ 6DT-2E công suất 1.200 mã lực. Vũ khí chính của xe tăng này là pháo nòng trơn KBA-3 125 mm. Theo các chuyên gia, xét về tổng thể, khả năng chiến đấu của T-84 Oplot ngang ngửa với xe tăng T-90A trứ danh của Nga.

Theo National Interest, T-84 Oplot có thiết kế quen thuộc với tổ lái 3 người. Ưu điểm của loại xe tăng này là lớp giáp dày, được trang bị hệ thống giúp giảm tỷ lệ trúng đích của vũ khí chống tăng điện tử dẫn đường. National Interest đánh giá T-84 Oplot nhỉnh hơn xe tăng T-90A về khả năng chiến đấu do sở hữu hệ thống tác chiến điện tử tinh vi cùng lớp giáp hiện đại.

Từ năm 2008 đến nay, quân đội Ukraine mới chỉ được trang bị 3 chiếc xe tăng T-84 Oplot.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sputnik News, tình trạng kỹ thuật của một số ít xe tăng T-84 Oplot được trang bị cho quân đội Ukraine là khá tệ. Tháng 8.2021, một trong 3 chiếc T-84 Oplot tham gia duyệt binh ở thủ đô Kiev đã gặp sự cố tràn dầu giữa đường. Lớp sơn ngụy trang của T-84 Oplot cũng không được chú trọng khi nhanh xảy ra hiện tượng bong tróc.

Mỹ đã có “món hời” khi sở hữu T-84 Oplot với giá 7 triệu USD, theo chuyên gia (ảnh: NI)

Mỹ đã có “món hời” khi sở hữu T-84 Oplot với giá 7 triệu USD, theo chuyên gia (ảnh: NI)

“Sự quan tâm của người Mỹ đối với T-84 Oplot là điều dễ hiểu. T-84 Oplot là bản cải tiến của những dự án thiết kế xe tăng đầy hứa hẹn từng được thực hiện bởi Malyshev (nhà máy công nghiệp chế tạo xe tăng hàng đầu Liên Xô). Mỹ rất tò mò về những sáng tạo mà các chuyên gia xe tăng Ukraine đã sử dụng đối với T-84 Oplot. Rất ít khả năng Mỹ sao chép thiết kế của toàn bộ chiếc xe tăng, nhưng họ có thể khám phá bí mật của T-84 Oplot để ứng dụng vào loại xe tăng mới trong tương lai. 7 triệu USD là món hời. Nếu đi từ con số 0, Mỹ sẽ tốn ít nhất 10 triệu USD để sở hữu chiếc xe tăng với năng lực chiến đấu tương đương T-84 Oplot”, Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập Tạp chí Vũ khí Nga – nói với Sputnik.

Theo Sputnik, với việc bán T-84 Oplot cho Mỹ, Ukraine đã mất “quốc bảo” và không còn bí mật quân sự nào đáng giá.

Chuyên gia Viktor Murakhovsky nhận định, Mỹ đặc biệt quan tâm tới lớp giáp tiên tiến của T-84 Oplot. Xe tăng sẽ bị tháo rời cho đến từng bộ phận nhỏ nhất để nghiên cứu rồi lắp lại.

“T-84 Oplot có thể bị gửi đến bãi thử vũ khí. Ở đó, nó sẽ bị bắn liên tiếp để tìm ra điểm yếu cần khắc phục. Nhìn chung, T-84 Oplot mang nhiều nét truyền thống của các dòng xe tăng Liên Xô mà đến nay Nga và một số nước khác vẫn sử dụng. T-84 Oplot cũng có thể tham gia tập trận. Nó sẽ đóng vai xe tăng đối thủ để Mỹ bắn phá”, ông Murakhovsky nói.

Với việc Ukraine ngày càng ngả về Mỹ, nhiều chuyên gia cho rằng, ngày nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không còn xa.

“Chúng tôi không thể ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO. Nhưng chúng tôi có thể giảm thiểu tối đa hậu quả của hành động đó đối với Nga”, Dmitry Peskov – phát ngôn viên Điện Kremlin (Nga) – nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo chính quân sự ở Sudan: Thế giới phản ứng ra sao?

Bộ Thông tin Sudan cho hay, Abdel Fattah al-Burhan – người đứng đầu hội đồng chủ quyền quốc gia – đã dàn dựng một vụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – National Interest, Sputnik ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN