Từ chối tới thăm Kiev, Thủ tướng Đức bị Ukraine chỉ trích

Andrey Melnyk – Đại sứ Ukraine tại Đức – bày tỏ sự không hài lòng sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ chối tới thăm Kiev để thể hiện ủng hộ với Ukraine như một số nhà lãnh đạo quốc tế khác.

Andrey Melnyk – Đại sứ Ukraine tại Đức (ảnh: RT)

Andrey Melnyk – Đại sứ Ukraine tại Đức (ảnh: RT)

Trả lời phỏng vấn với hãng tin DPA của Đức hôm 3.5, Đại sứ Andrey Melnyk – người thường xuyên gây chú ý với những phát biểu có phần thẳng thắn thái quá – cho rằng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang “hờn dỗi” khi từ chối chuyến thăm tới Kiev.

“Ông ấy đang chơi trò hờn dỗi. Nghe có vẻ không ra dáng một chính khách cho lắm”, ông Andrey Melnyk nói về Thủ tướng Đức.

“Chúng ta đang nói về cuộc xung đột tàn bạo nhất ở Ukraine kể từ thời Thế chiến 2. Đây không phải trường mầm non”, ông Melnyk nói thêm và lưu ý, nhận xét khá thẳng thắn của mình không có nghĩa là Thủ tướng Đức Scholz không được chào đón ở Kiev.

Ông Melnyk cho biết, Kiev sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của Đức nếu nước này nhanh chóng cung cấp vũ khí hạng nặng tới Ukraine theo những gì đã cam kết.

“Hơn cả những chuyến thăm mang tính biểu tượng. Ukraine mong muốn chính phủ Đức thúc giục Thượng viện nước này phê chuẩn việc cung cấp vũ khí hạng nặng và thực hiện các cam kết với Kiev”, ông Melnyk nói thêm.

Trong cuộc phỏng vấn với DPA, ông Melnyk cũng chỉ trích Đức vì chậm chạp gửi cho Ukraine lô pháo phòng không tự hành Gepard đầu tiên. Ông Melnyk cũng bày tỏ thất vọng khi Đức chỉ cam kết gửi pháo Gepard mà không kèm theo đạn.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình ZDF, Thủ tướng Đức Scholz nói rằng, việc Ukraine từng từ chối chuyến thăm của Tổng thống Đức Steinmeier hôm 13.4 là lý do ông chưa muốn tới Kiev.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ chối có chuyến thăm sớm tới Kiev (ảnh: RT)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ chối có chuyến thăm sớm tới Kiev (ảnh: RT)

Ông Scholz mô tả việc Ukraine từ chối chuyến thăm của Tổng thống Đức Steinmeier là “trường hợp đáng lưu tâm” và “gây trở ngại” cho chuyến thăm Kiev của mình.

“Không được phép làm như vậy. Không thể có chuyện một quốc gia đang nhận nhiều hỗ trợ về kinh tế, quân sự từ bạn lại đi nói với bạn rằng: Tổng thống nước bạn không được chào đón”, ông Scholz nói về hành động của Ukraine.

Trước đó, Tổng thống Đức Steinmeier cho biết, ông đã lên kế hoạch thăm Kiev với người đồng cấp Ba Lan và các Tổng thống Estonia, Lithuania và Latvia “để gửi tín hiệu mạnh mẽ về tình đoàn kết của châu Âu với Ukraine”. Tuy nhiên, kế hoạch này “không được chào đón ở Kiev”.

Hôm 2.5, lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đối lập ở Đức – ông Friedrich Merz – đã có chuyến thăm Kiev.

Phát biểu trước các phóng viên, ông Friedrich Merz bày tỏ sự “ngưỡng mộ” với Ukraine vì đã đẩy lui nhiều đợt tấn công của quân đội Nga. Nhật báo Bild của Đức đưa tin, ông Friedrich Merz đã có cuộc họp kéo dài 1 giờ đồng hồ với Tổng thống Ukraine Zelensky.

Theo RT, từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Đức là một trong những đối tác hỗ trợ quan trọng về quân sự và kinh tế cho Kiev. Đức cũng nhiều lần thúc giục Liên minh châu Âu (EU) tăng cường các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Đức không được giới chức Kiev đánh giá cao.

Hôm 2.5, Đức cho biết nước này sẵn sàng ủng hộ EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga ngay lập tức.

“Đức không chống lại lệnh cấm dầu Nga. Tất nhiên đó là một gánh nặng phải đối mặt nhưng chúng tôi sẵn sàng thực hiện”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với các phóng viên trước khi tham dự một cuộc họp với các quan chức EU tại Brussels.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Cận cảnh quân đội Nga giao chiến ở nhà máy thép Azovstal

Giao tranh ở nhà máy thép Azovstal (thành phố Mariupol) tái diễn hôm 2.5 ngay sau khi những chuyến xe sơ tán dân thường rời khỏi. Truyền thông Nga và Ukraine cho hay, Azovstal đang hứng chịu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN