Trung Quốc tìm thấy trữ lượng đất hiếm tiềm năng khổng lồ

Các nhà khoa học Trung Quốc chuyển sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi tìm thấy vỉa khoáng sản dài hơn 1.000 km với trữ lượng đất hiếm tiềm năng lớn ở dãy Himalaya.

Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 21-6 dẫn lời các nhà khoa học Trung Quốc cho biết một thiết bị có độ chính xác hơn 90% có thể giúp xác định vị trí các mỏ dọc ranh giới Tây Tạng.

Phát hiện trên cũng mang ý nghĩa chiến lược và môi trường tại khu vực đang xảy ra tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Trung Quốc dùng AI xác định vỉa khoáng sản ở dãy Himalaya. Ảnh: SCMP

Trung Quốc dùng AI xác định vỉa khoáng sản ở dãy Himalaya. Ảnh: SCMP

Vỉa khoáng sản trên được các nhà địa chất Trung Quốc phát hiện gần đây. Trữ lượng đất hiếm tiềm năng khổng lồ ở dãy Himalaya này có thể củng cố đáng kể vị thế nhà cung cấp khoáng sản hàng đầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vỉa khoáng sản được cho là dài hơn 1.000 km và việc định vị mỏ ở khu vực xa xôi, rộng lớn như vậy có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng chục năm.

Một vấn đề nữa là vị trí vỉa khoáng sản nằm dọc biên giới phía Nam Tây Tạng, nơi Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ.

Một giải pháp khả thi là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Kể từ năm 2020, với sự hỗ trợ tài chính từ chính quyền Bắc Kinh, một nhóm nghiên cứu đã chế tạo thiết bị sử dụng AI có thể tự động xử lý gần như tất cả dữ liệu thô do vệ tinh và các phương tiện khác thu thập nhằm xác định vị trí mỏ đất hiếm trên cao nguyên Tây Tạng. Thiết bị này đạt tỉ lệ chính xác tới 96%.

"Nhu cầu của Trung Quốc đối với các tài nguyên khoáng sản số lượng lớn như sắt, đồng, nhôm, than… để hỗ trợ công nghiệp hóa và đô thị hóa dự kiến ​giảm mạnh trong vòng 15-20 năm tới. Trọng tâm của việc khai thác sẽ chuyển sang đất hiếm" - GS Zuo Renguang, nhà khoa học chính của dự án, cho hay.

Các kim loại đất hiếm không thể thay thế trong các ngành công nghiệp mới nổi, công nghệ quốc phòng và quân sự, công nghệ thông tin, khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng trong cạnh tranh toàn cầu.

Thiết bị tích hợp AI trên đang tìm kiếm một dạng đá granit độc đáo có tông màu sáng hơn bình thường. Chúng có thể chứa các loại đất hiếm như niobi và tantalum dùng cho sản phẩm công nghệ cao, đồng thời chứa một lượng đáng kể lithium, rất quan trọng để sản xuất ôtô điện.

Trung Quốc hiện có một cơ sở sản xuất đất hiếm lớn ở Nội Mông và một cơ sở nằm rải rác về phía Nam ở các tỉnh như Quảng Đông, Giang Tây và Tứ Xuyên.

Các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng trữ lượng đất hiếm ở dãy Himalaya có thể bằng, nếu không muốn nói là lớn hơn những nơi này và thậm chí có thể giúp Trung Quốc tái xác lập vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Đất hiếm: Mặt trận cạnh tranh Mỹ-Trung “âm ỉ”

Đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử, cơ khí, công nghiệp hóa chất, luyện kim, công nghệ thông tin, hạt nhân, năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN