Trung Quốc - Ấn Độ đồng ý rút quân: Tình hình thực tế ở biên giới tranh chấp ra sao?

Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc đã "bắt tay" nhau tại thủ đô Moscow (Nga) trong một kế hoạch nhằm chấm dứt tranh chấp biên giới từ lâu giữa hai bên nhưng dường như quân đội 2 nước chưa có dấu hiệu "lùi bước".

Binh sĩ PLA mang theo quốc kỳ Trung Quốc khi huấn luyện trong một hoạt động trên núi cao. Ảnh: CHINESE PEOPLE'S LIBERATION ARMY

Binh sĩ PLA mang theo quốc kỳ Trung Quốc khi huấn luyện trong một hoạt động trên núi cao. Ảnh: CHINESE PEOPLE'S LIBERATION ARMY

Đại tá Aman Anand, người phát ngôn quân đội Ấn Độ, hôm 11/9 chia sẻ với tờ Newsweek rằng, "chưa có thay đổi nào trên thực địa" khi quân đội 2 nước đông dân nhất thế giới so kè nhau ở gần dãy Himalaya. 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 10/9 đã có cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng bên lề cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thủ đô Moscow, Nga. Cả hai bên mô tả cuộc họp là "thẳng thắn và mang tính xây dựng" để xoa dịu căng thẳng tại khu vực tranh chấp gần đường Kiểm soát thực tế (LAC). 

Hai bên sau đó đưa ra một thông cáo chung, chấp thuận một kế hoạch 5 điểm kêu gọi xây dựng quan hệ song phương, rút quân, tuân thủ các thỏa thuận hiện có, tiếp tục các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ và thiết lập các biện pháp xây dựng lòng tin mới để tránh các sự cố trong tương lai. 

Ông Vương thậm chí còn nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề trong một tuyên bố riêng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 

"Ngoại trưởng Trung Quốc nêu rõ quan điểm nghiêm túc của Trung Quốc về tình hình ở khu vực biên giới, nhấn mạnh mệnh lệnh cấp thiết là phải chấm dứt ngay các hành động khiêu khích như nổ súng hoặc các hành động nguy hiểm khác vi phạm cam kết chung của 2 bên đã đưa ra trước đó. Một điểm quan trọng nữa là 2 bên phải di chuyển tất cả binh sĩ và trang thiết bị quân sự mà các bên cáo buộc lẫn nhau là xâm phạm lãnh thổ", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Ranh giới không xác định giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã khiến 2 bên có nhiều cuộc tranh chấp và cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 là minh chứng rõ nhất. Sau sự kiện năm 1962, các cuộc giao tranh giữa 2 bên đã giảm xuống rõ rệt nhưng các cuộc đụng độ kéo dài trong 5 tháng gần đây đã vượt xa những gì diễn ra trong nhiều thập kỷ. 

Kể từ tháng 5, Trung Quốc và Ấn Độ cáo buộc nhau cố gắng vượt qua biên giới tranh chấp. Tới tháng 6, một cuộc đụng độ đẫm máu được cho là có sử dụng các loại gậy gắn đinh giữa binh sĩ 2 bên đã khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc có thương vong nhưng không tiết lộ chính xác.  

Lực lượng quân đội biên giới của cả 2 bên đều được tăng cường trong tháng 7 và các cuộc đụng độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 lại đẩy New Delhi và Bắc Kinh vào thế khó. 

Khi đụng độ có dấu hiệu căng thẳng hơn, hội nghị SCO do Nga tổ chức được xem là lối thoát cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngay cả khi giới chức ngoại giao hai bên đã thống nhất rút quân, trên thực tế cả Bắc Kinh và New Delhi đều tăng cường mạnh mẽ cho lực lượng vũ trang, đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng cũng như khả năng bảo vệ chủ quyền của họ. 

Các chiến đấu cơ cùng nhiều phương tiện quân sự khác của hai bên được trông thấy ở vùng cao nguyên gần biên giới tranh chấp. Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng tổ chức một loạt cuộc tập trận "ra mắt" các loại pháo và bệ phóng tên lửa mới. Gần đây nhất, Trung Quốc còn cho các máy bay không người lái thể hiện khả năng vận chuyển tiếp tế cho binh sĩ ở các điểm cao trong điều kiện khắc nghiệt khi mùa đông đến gần. 

Một chiến đấu cơ của Không quân Ấn Độ cất cánh tại một căn cứ ở gần biên giới. Ảnh: Getty

Một chiến đấu cơ của Không quân Ấn Độ cất cánh tại một căn cứ ở gần biên giới. Ảnh: Getty

Theo Newsweek, khi Trung Quốc và Ấn Độ căng thẳng ở biên giới, một cường quốc "tọa sơn quan hổ đấu", theo dõi rất sát sao diễn biến chính là Mỹ. 

Giới chức Mỹ đã dứt khoát chọn đứng về phía Ấn Độ, coi các động thái của Trung Quốc là "bá quyền". Hôm 11/9, các quan chức Mỹ và Ấn Độ đã gặp nhau để thảo luận về một loạt vấn đề, bao gồm "các nỗ lực để chống lại hành động gây bất ổn ở Nam Á và khu vực Thái Bình Dương". 

Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ bình luận của Washington về các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc tại các khu vực chiến lược này, bao gồm cả các tuyến bố liên quan tới Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông. 

Với quan hệ đối tác Mỹ - Ấn Độ ngày càng phát triển như một phần của sáng kiến một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Mở (Free and Open Indo-Pacific), với sự tham gia của 4 nước: Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản, Trung Quốc cũng không "ngồi yên". Bắc Kinh tiếp tục củng cố mối quan hệ chặt chẽ với một quốc gia khác cũng có tranh chấp biên giới với Ấn Độ là Pakistan. Ngay sau cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Ấn Độ, ông Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Pakistan, Shah Mahmood Qureshi. 

Pakistan là một "mấu chốt" quan trọng trong sáng kiến "Vành đai Con đường" trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc. Sau cuộc gặp hôm 10/9, Pakistan và Trung Quốc cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ. Ngoài ra, ông Vương cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh với Pakistan.

Nguồn: [Link nguồn]

Những vũ khí bí mật, chưa từng xuất hiện được TQ tung ra trong tập trận sát biên giới Ấn Độ

Trung Quốc đang triển khai một loạt vũ khí mới với công nghệ tiên tiến hơn, chưa từng xuất hiện trước đây trong các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Newsweek ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN