Trận không chiến ác liệt Israel bắn rơi 88 chiến đấu cơ Syria

Trong quá khứ, các chiến đấu cơ Israel không ít lần không chiến với các nước Ả Rập mà Syria thường là nạn nhân. Trong một trận đánh nổi tiếng, các máy bay Israel đã bắn hạ tới 88 chiến đấu cơ Syria.

Chiến đấu cơ Israel.

Chiến đấu cơ Israel.

Tháng 6.1982, cuộc nội chiến Liban bắt đầu nổ ra trong suốt 7 năm. Đây là cuộc xung đột giữa lượng dân quân theo Công giáo của và các nhóm vũ trang theo đạo Hồi, bao gồm Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

Kể từ năm 1976, Syria bắt đầu có dấu hiệu tăng cường binh sĩ, xe tăng, tên lửa phòng không và máy bay đến thủ đô Damascus, vốn chỉ cách biên giới Liban khoảng 80km.

Ở mặt trận phía nam, sư đoàn thiết giáp số 10 được triển khai đến Thung lũng Bekaa đối phó Israel. Đề phòng Israel đưa máy bay không kích, khu vực này được gia cố bằng 3 lữ đoàn tên lửa, tổng cộng có 19 tổ hợp tên lửa phòng không, trong số này có 2 tổ hợp SA-2, 2 tổ hợp SA-3 và 15 tổ hợp tân tiến nhất thời đó là SA-6 (Nga gọi là 2K12 Kub).

Lấy lý do đảm bảo lợi ích của Israel ở Liban, quân đội Israel công khai dội bom, nã pháo vào các vị trí của lực lượng nổi dậy PLO ở phía bắc. Mục đích của Israel là đẩy lùi PLO và các lực lượng thân Syria ra khỏi lãnh thổ phía nam của Liban.

Đồng thời, Israel cũng cho các máy bay trinh sát bí mật chụp lại trận địa tên lửa Syria, thu thập “tín hiệu liên lạc của đối phương”. Sứ mệnh này hoàn toàn do máy bay không người lái thực hiện.

Đến tháng 6.1982, PLO bắt đầu mở chiến dịch nã pháo/rocket suốt 12 ngày vào lãnh thổ phía bắc Israel, khiến 60 dân thường thương vong. Đây là lần đầu tiên người dân Israel phải đi sơ tán kể từ năm 1947.

Syria sở hữu hệ thống phòng không SA-6 tối tân thời bấy giờ.

Syria sở hữu hệ thống phòng không SA-6 tối tân thời bấy giờ.

Ngày 3.6.1982, PLO còn cử người ám sát đại sứ Israel ở London Anh. Kết quả là Israel phát động chiến dịch toàn diện chống PLO.

11 giờ sáng ngày 6.6, 7 sư đoàn bộ binh cơ giới Israel với 60.000 quân, 500 xe tăng tiến vào lãnh thổ Liban qua 3 ngả, bao gồm cả Thung lũng Bekaa. Israel yêu cầu quân đội Syria không can thiệp, nhưng giao tranh giữa hai quốc gia có nhiều duyên nợ này tiếp tục nổ ra.

Ở dưới mặt đất, bộ binh Israel và Syria giao tranh ác liệt. Quân đội Israel đề ra phương án phá hủy các tổ hợp tên lửa phòng không Syria để mở đường yểm trợ từ trên không.

14 giờ chiều ngày 9.6, các máy bay Israel ồ ạt tấn công làm hai đợt. Đợt đầu tiên gồm có 96 máy bay F-15 và F-16. Đợt thứ hai được dùng để tấn công các khẩu đội tên lửa địa đối không, bao gồm 92 máy bay.

Các máy bay Israel bay vào trận địa tên lửa Syria, tung ra các thiết bị tác chiến điện tử để đánh lạc hướng radar đối phương. Chỉ 10 phút đầu tiên của trận không chiến, 10 tổ hợp tên lửa phòng không Syria bị vô hiệu hóa hoặc tạm thời không còn khả năng tác chiến vì đã phóng hết tên lửa trang bị sẵn.

4 phút sau, các oanh tạc cơ Israel, bao gồm 26 chiếc F-4E và các máy bay C2 ồ ạt tấn công bằng tên lửa dẫn đường và bom thông minh. Một số máy bay F-4E còn mang theo bom nặng 900kg, dẫn đường bằng laser.

Đến 14 giờ 35 phút chiều, 17 trong tổng số 19 tổ hợp phòng không Syria bị vô hiệu hóa. Đây là lúc khoảng 60 tiêm kích MiG của Syria xuất hiện trên bầu trời.

Phía Israel đã chuẩn bị sẵn từ trước nên rút các oanh tạc cơ và đưa tiêm kích F-15 và F-16 nghênh chiến. Nhờ máy bay cảnh báo sớm Grumman E-2C, các tiêm kích Israel có được thông tin tương đối đầy đủ về phi đội máy bay Syria.

Ngược lại, các trạm radar ở sâu trong lãnh thổ Syria chỉ cung cấp được thông tin khá hạn chế cho những chiếc MiG-21 và MiG-23 áp sát đối phương.

Cứ mỗi lần Israel phát động chiến dịch quân sự, lực lượng Ả Rập lại chịu thất bại "muối mặt".

Cứ mỗi lần Israel phát động chiến dịch quân sự, lực lượng Ả Rập lại chịu thất bại "muối mặt".

Một phi công Syria kể lại: “Khi áp sát ở cự ly 10-15km, radar của chúng tôi gặp trục trặc, không phát hiện được mục tiêu. Liên lạc với radar dưới mặt đất cũng bị gián đoạn”.

Trong 3 ngày không chiến trên bầu trời, từ 9-11.6.1982, hai bên đều không ngừng tung ra các chiến đấu cơ chỉ mang tên lửa đối không để triệt hạ đối thủ.

Cứ hai phi đội MiG-23BN của Syria bay cùng với một phi đội MiG-21 vào trận địa và hầu hết đều bị bắn hạ. Tổn thất bên phía Syria trong ngày đầu tiên là 17 tổ hợp phòng không và 29 chiếc MiG.

Kết thúc giao tranh, Israel tuyên bố bắn rơi 88 chiến đấu cơ Syria, tiêm kích F-15 lập 33 chiến công, F-16 lập 44 chiến công. Tổn thất bên phía Israel không được tiết lộ, nhưng được cho là 13 máy bay, bao gồm một chiếc F-16, một chiếc F-4E, một chiếc C-2, hai chiếc A-4 và vài trực thăng. F-15 không bị bắn rơi một chiếc nào.

Sau trận đánh, Tổng thống Syria khi đó là Hafez al-Assad đã đến Moscow yêu cầu trợ giúp khẩn cấp. Liên Xô từ chối nhưng viện trợ cho Syria một lượng lớn vũ khí, điều nguyên soái Pavel Stepanovich Kutakhov đến tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với các tổ hợp phòng không Syria.

Một năm sau, ủy ban tìm kiếm sự thật của Mỹ dưới quyền trung tướng John Chain, đã đến Israel để học hỏi bí quyết của người Israel.

Trận không chiến long trời lở đất của 4.500 máy bay

Trận không chiến dữ dội nhất trong lịch sử giữa chiến đấu cơ Anh và Đức kéo dài gần 4 tháng, huy động tổng cộng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN