TQ đạt sức mạnh giáng đòn đáp trả hạt nhân hủy diệt nếu bị tấn công phủ đầu
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng mạng lưới phòng thủ, bảo vệ kho vũ khí hạt nhân ở cả trên biển và trên đất liền, đảm bảo khả năng giáng đòn đáp trả hủy diệt nếu bị tấn công phủ đầu, một cựu đại tá quân đội Trung Quốc cho biết.
DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa uy lực nhất của Trung Quốc hiện nay.
Theo SCMP, Wang Xiangsui, cựu đại tá quân đội Trung Quốc, nay là giáo sư Đại học Beihang ở Bắc Kinh, nói mạng lưới phòng thủ, bao gồm hệ thống đường hầm dày đặc để vận chuyển và lưu giữ tên lửa không ngừng được cải thiện và nâng cấp.
Ông Wang cho rằng Trung Quốc luôn cảnh giác ngay cả với kịch bản tồi tệ nhất. “Giáng đòn hạt nhân phủ đầu nhằm vào Trung Quốc luôn là lựa chọn quân sự ở Mỹ”, ông Wang nói. “Nhưng lựa chọn này đang ngày càng trở nên xa vời vì bước tiến của Trung Quốc trong 20 năm qua”.
Ông Wang nói: “Người Mỹ nghĩ rằng cùng lắm chỉ có một tên lửa hạt nhân Trung Quốc sống sót sau đòn tấn công phủ đầu của họ và chỉ có một tên lửa có thể vươn đến lục địa Mỹ. Đó là suy nghĩ sai lầm”.
Ông Wang nói Trung Quốc đã có những biện pháp phù hợp trong những năm qua, đảm bảo năng lực đáp trả đòn tấn công hạt nhân.
Ngoài mạng lưới đường hầm tên lửa đạn đạo dày đặc, Trung Quốc còn phát triển tên lửa với độ chính xác cao, mở rộng các “pháo đài dưới nước” để làm nơi hoạt động cho tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
“Những biện pháp chuẩn bị như vậy đã đặt ra giới hạn trong xung đột Mỹ-Trung, rằng một trong hai bên sẽ không thể dễ dàng giáng đòn tấn công hủy diệt bên kia”, ông Wang nói.
Ngoài Mỹ và Nga áp dụng học thuyết quân sự tấn công phủ đầu, Trung Quốc vẫn duy trì chiến lực “không tấn công hạt nhân trước”. Trung Quốc hiện có khoảng 200-300 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ và Nga có tới 4.000 đầu đạn.
Năm 2018, truyền thông nhà nước Trung Quốc đề cập đến “Vạn lý Trường thành dưới lòng đất” dài 5,00km, trải dài trên khắp đất nước để bảo vệ, che giấu và làm nơi lực lượng tên lửa chiến lược giáng đòn hạt nhân.
Trong video, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được binh sĩ Trung Quốc đưa lên xe phóng và di chuyển qua hầm ngầm.
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc vẫn còn hạn chế, nhưng về cơ bản có đủ năng lực tấn công tầm xa, răn đe đối phương. Từ năm 2015, các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã đem theo tên lửa JL-2 trong các sứ mệnh tuần tra.
JL-2 có tầm bắn 7.400km và thế hệ tên lửa JL-3 đang được Trung Quốc phát triển có tầm bắn được mở rộng tới 12.000km. Các tàu ngầm Trung Quốc chỉ cần duy trì hiện diện ở vùng ven biển cũng đủ đưa lục địa Mỹ vào tầm ngắm.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc từng xây mạng lưới đường hầm bí mật gần Vũ Hán, làm nơi đặt trụ sở chỉ huy của quân đội trong trường...