Tổng thống Biden kết thúc nửa đầu nhiệm kỳ, vẫn còn nhiều thách thức ở chặng nước rút

Sự kiện: Joe Biden Tin tức Mỹ

Với thế đa số mong manh tại Quốc hội, trong 2 năm qua, Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành các dự luận giúp định hình lại nên kinh tế nước Mỹ.

Hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành dự luận chi tiêu trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, kết thúc nửa đầu nhiệm kỳ với những di sản có khả năng định hình lại nền kinh tế Mỹ. Những dự luật trong suốt 2 năm đầu tại vị đã ông Biden trở thành một trong những vị tổng thống có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế nước Mỹ trong thế kỷ qua.

Tuy nhiên, khi trở về Washington D.C vào ngày 2/1/2023 sau kỷ nghỉ lễ, ông chủ Nhà Trắng đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới, có nguy cơ đe dọa các di sản mà ông đạt được trong nửa đầu nhiệm kỳ, bao gồm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và nguy cơ bế tắc về mặt lập pháp khi Quốc hội "chia đôi".

Một thách thức quan trọng khác mà ông Biden phải đối mặt là phải làm cho tất cả các luật kinh tế mới của ông hoạt động như dự định. Phần lớn di sản kinh tế của ông sẽ phụ thuộc vào cách chính quyền của ông phân bổ hàng nghìn tỷ USD chi tiêu và ưu đãi thuế có trong các dự luật kinh tế mà ông đã ký thành luật trong 2 năm qua.

Tổng thống Joe Biden đã kết thúc nửa đầu nhiệm kỳ chèo lái nền kinh tế Mỹ. Ảnh: NY Times 

Tổng thống Joe Biden đã kết thúc nửa đầu nhiệm kỳ chèo lái nền kinh tế Mỹ. Ảnh: NY Times 

Khắp Nhà Trắng và một số cơ quan, các quan chức đang cố gắng huy động tiền để đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng của Tổng thống, bao gồm cung cấp internet tốc độ cao cho toàn bộ người dân trong nước, thay thế tất cả các đường ống nước uống và xây dựng mạng lưới cung cấp nước uống trên toàn quốc, xây dựng trạm sạc xe điện. Trong những trường hợp đó, các quan chức đang làm việc với số tiền ít hơn nhiều so với số tiền mà tổng thống đề xuất ban đầu, một "mặt trái" của những thỏa hiệp mà ông đã chấp nhận để giành được sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với chương trình nghị sự của mình.

Việc hiện thực hóa một dự luận đôi khi cũng sẽ gặp cản trở do sự đối đầu giữa quan chức cấp liên bang và các lãnh đạo tiểu bang, địa phương - những người kiểm soát một số khoản chi tiêu từ luật cơ sở hạ tầng sâu rộng và những gì còn lại của một kế hoạch cứu trợ đại dịch khổng lồ. Đáng nói, những nhà lãnh đạo tiểu bang thường ưu tiên giải quyết các vấn đề tại khu vực của họ và không phải lúc nào cũng ủng hộ các ưu tiên của chính quyền.

Tổng thống Biden cũng cần đạt được những thành tựu đáng kể để chứng minh năng lực của mình trước các cử tri khi ông có kế hoạch tái tranh cử Tổng thống năm 2024. Tổng thống sẽ bắt đầu một sự kiện ở Kentucky vào tuần này, nhằm tìm cách thu hẹp khoảng cách đảng phái để củng cố nền kinh tế Mỹ.

Brian Deese, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia và Anita Dunn, cố vấn hàng đầu của ông Biden, đã viết trong một bản ghi nhớ gửi phóng viên hồi tuần trước: "Mặc dù chúng ta còn nhiều việc phải làm và chúng ta có thể thấy những thất bại trong quá trình thực hiện, chúng ta đã  kết thúc năm 2022 với bằng chứng rõ ràng rằng chiến lược kinh tế của Tổng thống Biden nhằm phát triển nền kinh tế từ dưới lên và từ trong ra ngoài đang phát huy tác dụng".

Tổng thống Mỹ đã kết thúc một năm 2022 "sóng gió" với nhiều thành tựu. Ông Biden đã nhấn mạnh những mặt tích cực trong quá trình phục hồi kinh tế từ khi ông nhậm chức sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19. Ông cũng tạo được sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, và cho rằng Mỹ có vị thế tốt hơn khi đối đầu với bất kỳ thách thức kinh tế nào trong năm mới 2023.

Trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, ông Biden đã ký ban hành nhiều dự luận chi tiêu. Ảnh: FT 

Trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, ông Biden đã ký ban hành nhiều dự luận chi tiêu. Ảnh: FT 

Dù vậy, tình hình vẫn chưa phải dễ dàng. Lạm phạt Mỹ đạt mức cao nhất trong 40 năm năm 2022. Tuy vấn đề lạm phát đã được cải thiện nhưng con số này vẫn trên mức tiêu chuẩn. Các nhà dự báo dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2023 khi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất, cùng với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, trong nỗ lực kiềm chế tốc độ tăng giá.

Những mức tăng lãi suất đó, cùng với hậu quả tiếp tục của cuộc xung đột ở Ukraine, là lời đe dọa về một cuộc suy thoái lan rộng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ. Một số nền kinh tế lớn, bao gồm cả Anh và một phần lục địa châu Âu, đã rơi vào suy thoái. Trong trường hợp nền kinh tế Mỹ bị thu hẹp, ông Biden rất có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục Quốc hội chi tiền để vực dậy tăng trưởng.

Các quan chức Nhà Trắng khác thẳng thắn chia sẻ về thách thức của những nỗ lực dài hạn như việc chuyển hướng sử dụng nhiên liệu sạch. Heather Boushey, thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của ông Biden, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái: "Quá trình chuyển đổi mà chúng ta cần thực hiện sang năng lượng sạch rất phức tạp và sẽ mất thời gian. Quá trình này đòi hỏi sự thay đổi những thứ lớn nhất, đắt tiền nhất".

Một số quan chức Nhà Trắng kỳ vọng ngay cả khi Hạ viện nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa, ông Biden vẫn có thể tìm thấy nhiều thỏa thuận hơn  nhằm thúc đẩy các phần khác trong chương trình nghị sự của mình, bao gồm nghỉ phép có lương cho tất cả người lao động, đào tạo mẫu giáo và trường cao đẳng cộng đồng miễn phí.

Hầu hết các chuyên gia tin rằng điều đó khó có thể xảy ra. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện trước đó cho biết họ muốn cắt giảm chi tiêu và phản đối việc tăng thuế. 

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden tuyên bố trái ngược với Tổng thống Hàn Quốc về tập trận hạt nhân răn đe Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói Seoul và Washington lên kế hoạch tổ chức tập trận hạt nhân chung, sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hạnh (New York Times)  ([Tên nguồn])
Joe Biden Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN