Tình báo quân sự Anh trong cuộc chiến với Napoleon Bonaparte

Sự kiện: Tin tức Anh

Sự đóng góp của Anh vào nỗ lực trong cuộc chiến với Hoàng đế nước Pháp Napoleon chủ yếu được thực hiện tại Bán đảo Iberia. Nhiều chỉ huy quân sự và người của xứ Wellington, những người mà sau đó đã chiến đấu tại Waterloo, đã học nghề thương mại hoặc cưa răng của họ ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong suốt giai đoạn này (1808 - 1814).

Bối cảnh của chiến tranh bán đảo

Không thể khuất phục nước Anh bởi thực lực hùng hậu của Hải quân Hoàng gia Anh, Hoàng đế Napoleon đã cố gắng bóp nghẹt nước Anh bằng kinh tế thông qua phong tỏa hay nói cách khác là một kiểu “Hệ thống Lục địa”. Để kế hoạch phát huy hiệu quả thì cái hệ thống đó phải được áp dụng trên toàn lục địa Âu Châu. Năm 1807, Napoleon gia nhập đồng minh Tây Ban Nha để chiếm đóng Bồ Đào Nha. Sau khi đạt được ý đồ, Napoleon sau đó đã “lật kèo” hoàng gia Tây Ban Nha, ép buộc họ thoái vị, và đặt Joseph (người anh trai của nhà vua) lên ngai vàng Madrid.

Trung tướng George Scovell trong bức họa của William Salter. Ảnh nguồn: National Portrait Gallery, London.

Trung tướng George Scovell trong bức họa của William Salter. Ảnh nguồn: National Portrait Gallery, London.

Người Tây Ban Nha đã vùng lên chống lại người Pháp và một cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng khắp vùng nông thôn và cả Bồ Đào Nha. Napoleon lên cơn động nộ, liền tăng cường sức mạnh quân sự và tái kết nối miền Trung Tây Ban Nha một cách có hệ thống. Trước những lời kêu cứu từ sự phản kháng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, người Anh đã phái một lực lượng nhỏ do  John Moore dẫn đầu trực chỉ bán đảo Iberia.

Nhưng trước lực lượng vượt trội của người Pháp buộc quân Anh phải rút lui về Corunna (Tây Ban Nha) và tháo chạy, John Moore bị tiêu diệt. Một lực lượng viễn chinh thứ hai của quân Anh dưới quyền chỉ huy của Arthur Wellesley đã đổ bộ tới Bồ Đào Nha, tràn qua biên giới vào Tây Ban Nha trong nỗ lực cuối cùng đánh văng quân Pháp khỏi bán đảo Iberia.

Thời điểm này quân Pháp đang đối mặt với sức ép của quân du kích; để vượt qua trở ngại này, người Pháp đã dùng đến mật mã như một phương tiện đảm bảo thông điệp không bị phát hiện. Có một sự thật mà rất ít người biết, đó là việc tạo và phá mật mã đã được sử dụng trước cả khi Mật mã Enigma của người Đức được dùng trong thời Thế chiến II. Cũng tại thời điểm này, điều thích hợp là đưa vào đây một người, người này đã góp phần đả bại quân Pháp trong chiến dịch đó. Tên ông là George Scovell.

George Scovell là ai?

Sinh năm 1774, George Scovell là con trai cả của một gia đình gồm 5 anh chị em sinh sống tại kinh thành London. Ở trường, Scovell học hành xuất sắc, mà cụ thể là các môn toán và ngôn ngữ, sử dụng tốt tiếng Pháp, Hy Lạp và Latin. Vì cha mẹ không đủ khả năng cho con trai theo đuổi việc học nên ở tuổi 14, Scovell đi học nghề thợ chạm.

George Scovell luôn khao khát được trở thành một sĩ quan kỵ binh và mong muốn đã thành sự thật năm anh tròn 19 tuổi. Ban đầu là một trung úy, sau đó là đội trưởng trong đơn vị Long kỵ binh số 4. Các sĩ quan trong trung đoàn kỵ binh đều xuất thân giàu có với khả năng chi tiêu hào nhoáng, điều mà George Scovell không thể nào bì kịp với mức lương hàng năm không đầy 200 bảng Anh.

Chiến dịch đầu tiên của George Scovell với trung đoàn của mình sau 13 năm đã diễn ra trong cuộc lui binh thảm hại đến Corunna vào năm 1808. Trở về Anh, những trải nghiệm đau thương đó đã thuyết phục Scovell rằng sự vô vọng của quân đội Anh rất cần được cải tổ, và bản thân ông nghĩ rằng mình có thể đóng góp một phần trong việc khắc phục một số bất cập đó.

Khoa học và trí tuệ rất quan trọng trong việc đảm bảo chiến thắng hơn là xuất thân quý tộc hoặc duy trì sự bảo trợ của ai đó. Scovell bắt đầu giải quyết một số vấn đề của mình bằng cách tham gia vào đội ngũ, và trở thành một phần của một lực lượng viễn chinh lớn hơn và được kiện toàn tốt hơn tại bán đảo Iberia dưới sự chỉ huy của Arthur Wellesley vào năm 1809.

Ngài Arthur Wellesley (Công tước xứ Weillington) đã lãnh đạo quân đội anh tấn công bán đảo Iberia, giải phóng Tây Ban Nha khỏi ách thống trị của Napoleon. Ảnh nguồn: Wikipedia.

Ngài Arthur Wellesley (Công tước xứ Weillington) đã lãnh đạo quân đội anh tấn công bán đảo Iberia, giải phóng Tây Ban Nha khỏi ách thống trị của Napoleon. Ảnh nguồn: Wikipedia.

Tạo mã và phá mã

Điều tiên quyết là quân đội phải nắm được thông tin tình báo được cập nhật về những hoạt động và vị trí đồn trú của địch. Nhằm đạt được mục tiêu, George Scovell đã thiết lập một đơn vị mới được đặt tên là Quân đoàn hướng đạo, đơn vị này bao gồm những thành phần trời ơi đất hỡi, đó là những kẻ đào ngũ người Tây Ban Nha, dân buôn lậu gốc Bồ Đào Nha, lính đánh thuê Thụy Sỹ và Ý, cùng đám lính cơ hội gốc Ireland.

Những gã đàn ông này được chiêu binh do vốn kiến thức phong phú của họ về các vùng nông thôn, khả năng nói lưu loát ngoại ngữ, cùng việc cưỡi ngựa giỏi. Thậm chí Scovell còn thuê hẳn một linh mục Công giáo La Mã làm gián điệp! Nằm rải rác trên khắp vùng nông thôn Tây Ban Nha, các Hướng đạo sinh chuyên trách thu thập tin tình báo bằng cách nắm bắt các thông cáo của người Pháp. Những lá thư được viết trên những mẩu giấy vụn nhỏ xíu rồi giấu kỹ trong những đường chỉ may quần áo, rồi giấu bên trong các tấm yên ngựa, hoặc giấu trong các roi ngựa.

Người Pháp đang sử dụng một dạng mật mã bao gồm 150 con số được biết đến dưới cái tên Mật mã Bồ Đào Nha (PC), mà George Scovell đã có thể phá mã chỉ trong 2 ngày! Scovell là một nhà ngôn ngữ học tài năng, ông đã dành 20 năm để học ngữ pháp và cú pháp tiếng Pháp, cũng như nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Scovell bị cuốn hút bởi việc tạo ra những thông điệp mật, các loại mật mã và tín hiệu.

Arthur Wellesley đã tưởng thưởng cho George Scovell vì khả năng thiên bẩm của ông trong lĩnh vực này, bằng cách thăng lên cấp bậc Thiếu tá. Rất nhanh chóng người Pháp nhận ra họ bị lừa, và lập tức một Đại mật mã mới với khoảng 1.400 con số đã được lưu hành trong các chỉ huy thực địa của Napoleon cùng người anh trai là Vua Joseph xứ Tây Ban Nha. Có 2 bảng: một dùng để mã hóa, bảng còn lại để giải mã. Grand Chiffre như cách gọi của nó, đã cho phép có nhiều hoán vị hơn khi viết một cụm từ hoặc thậm chí một từ duy nhất.

Một địa danh chẳng hạn như Seville có thể là 1 số hoặc 6 số của mã 1 chữ cái hoặc 2 mã SE và VILLE. Điều này cho phép các ứng dụng khác nhau được trộn lẫn vào nhau khi một từ lặp lại được dùng trong một lần gửi. Mật mã thậm chí còn có những con số trống được chèn vào giữa một từ khiến cho việc phỏng đoán càng hóc búa hơn. Trong số những mánh khóe buôn bán, một số mã trống có thể được đưa vào cuối đợt gửi, vì những nhà phá mã thường giải quyết phần cuối trước, hay những người giải mã thông minh sẽ phải mất thời gian vào những con số vô nghĩa!

Vì lẽ đó nếu những lá thư tối mật bị chặn lại thì cũng không có gì bị mất. Những người giao liên là một mục tiêu tự nhiên, và nhằm để cải thiện cơ hội nhận được thông điệp, người Pháp buộc phải gửi nhiều hơn một bản sao cho mỗi lần gửi. Thông điệp tiếng Pháp dùng mã mới đã bị bắt lần đầu tiên trong khi Arthur Wellesley lập kế hoạch tiếp quản thành phố Ciudad Rodrigo.

George Scovell đã nghiền ngẫm các tài liệu bị chặn và dần dần tiến bộ bằng cách sử dụng những chữ cái có chứa các từ và cụm từ được mã hóa để những phần được mã hóa có thể được suy ra từ ngữ cảnh. Thông tin về các đợt hành quân của quân đội được thu thập bởi các lữ đoàn, hoặc các Hướng đạo quân đội, chúng rất quan trọng khi đưa ra những phỏng đoán giả định về danh tính của người hoặc địa điểm trong mỗi chữ cái được mã hóa.

Bằng cách dùng các phím tắt và ngôn ngữ kết hợp, Scovell đã đủ khả năng để phá vỡ mật mã khiến cho Arthur Wellesley (giờ đây là Công tước xứ Wellington) đạt được chiến thắng vang dội tại Salamanca vào tháng 5 năm 1812. Công tước Wellington biết chính xác các vị trí đồn trú của người Pháp và những chiến thuật mà họ đề xuất áp dụng. Bí mật chỉ được chia sẻ bởi 3 sĩ quan trong trụ sở của Wellington gồm 2 sĩ quan chỉ huy thực địa là các Trung tướng Thomas Graham và Rowland Hill, và bản thân George Scovell.

Sau những thành công này, George Scovell đã được thăng quân hàm Trung tá bởi các ứng dụng thiên về khoa học và trí tuệ của ông. Bên cạnh hoạt động tình báo, George Scovell còn được chú ý rộng rãi bởi đã phát minh ra những thứ thực tế, chẳng hạn như một cái lò rèn di động với ống thổi cho thợ rèn, nó có thể được chở bằng 2 con la thay vì những chiếc xe đẩy cồng kềnh.

Năm 1813, George Scovell được chỉ định thành lập một đơn vị mới được gọi là Quân đoàn kỵ binh tham mưu (SCC), một trung đoàn kỵ binh có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh việc tạo mã và phá mã, SCC cũng thu thập tình báo, vẽ bản đồ, làm người đưa thư cho mọi loại thư tín và liên lạc, cũng như duy trì kỷ luật trong quân đội. SCC đã được phát triển trong những năm sau đó để trở thành những đơn vị chuyên biệt hơn trong quân đội Anh, chẳng hạn như Quân đoàn tình báo Hoàng gia (RIC).

Quân đoàn kỹ sư hoàng gia (RE) đảm trách nhiệm vụ lập bản đồ và dịch vụ bưu chính, và sau đó là Quân đoàn tín hiệu Hoàng gia (RS) đảm nhận thông tin liên lạc. Lực lượng hiến binh phủ màu đỏ của George Scovell là tiền thân cho Quân cảnh hoàng gia Anh (RMP) đội mũ và đeo băng tay màu đỏ.

Khi đại binh của Công tước Wellington hành quân đến gần bờ biển miền Bắc Tây Ban Nha để hội quân với Hải quân Hoàng gia bởi tính cần thiết của nó, chỉ huy địa phương của Hải quân Hoàng gia là Phó đề đốc Home Riggs Popham đã viết một chuyên luận có tên là “Tín hiệu điện tín” hoặc “Từ vựng hàng hải” cho Hải quân Hoàng gia để thực hiện các liên lạc giữa các chiến hạm theo một cách hiệu quả và bảo mật hơn. Hoạt động dọc theo bờ biển Biscayan, Popham đã viết thư cho Công tước Wellington đề xuất việc liên lạc giữa giữa họ với vùng lãnh thổ không có con người nên được bảo vệ bằng mật mã.

George Scovell đã đưa ra một giải pháp tài tình nhất: đảm bảo cả hai trụ sở đều có các bản sao liên lạc của cùng một ấn phẩm từ điển tiếng Anh bỏ túi mà có thể dùng nó làm cơ sở cho mật mã của ông. Lấy ví dụ như mật mã 134A18 được giải mã như sau: 134 là số trang, A là cột, còn 18 là số từ hoặc chữ cái từ phía trên cùng. Đó là một giải pháp mật mã gần như bất khả xâm phạm!

Bìa cuốn sách Napoleon trong chiến tranh bán đảo Iberia. Ảnh nguồn: Amazon.

Bìa cuốn sách Napoleon trong chiến tranh bán đảo Iberia. Ảnh nguồn: Amazon.

Chiến thắng lẫy lừng

Việc đánh chặn các lá thư đã hé lộ những trận tranh cãi và ganh tỵ giữa các Thống chế Pháp và cả người anh trai của Napoleon. Việc bày binh bố trận của họ bao gồm số lượng các kỵ binh, bộ binh và pháo binh cùng với nguồn cung đạn dược và hậu cần đã được xác định rõ ràng qua các tài liệu của George Scovell. Tại thời điểm này, tin tức được truyền qua hệ thống chức sắc Pháp là chiến dịch Nga của Napoleon đã tận số và sắp trở thành một thảm họa khôn lường.

Napoleon lên đường với nửa triệu người nhưng chỉ có 2 vạn người còn sống để quay lại đất mẹ Pháp. Thất bại đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của các lực lượng Pháp ở Tây Ban Nha. Thống chế Soult (Công tước Nicolas Jean de Dieu Soult), kẻ chủ mưu gây ra nhiều bất hạnh trong quân đội ở bán đảo Iberia, đã được triệu hồi cùng với 1,5 vạn cựu binh cần để tái thiết quân đội Pháp tại quê nhà.

Công tước Wellington bắt đầu chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng giành quyền kiểm soát Tây Ban Nha. Ở thời điểm này, George Scovell đã làm chủ gần như toàn bộ Grand Chiffre và Công tước Wellington có thể tạo ra lợi thế bằng việc thực hiện một loạt đợt hành quân bên sườn để buộc địch phải quay lại từ Burgos đến Vittoria, nơi đạo quân Pháp đã hoàn toàn rút lui. Với chiến thắng vào ngày 21 tháng 6 năm 1813, quân đội của Công tước Wellington đã bắt giữ con tàu chở hành lý của Joseph Bonaparte và khám phá một bản sao các bảng mật mã. Bán đảo Iberia được giải phóng khỏi ách thống trị của Napoleon.

Trận chiến cuối cùng ở Toulouse là bất phân thắng bại khi cả hai phía đều hay tin Hoàng đế Napoleon đã thoái vị tại Paris. Trong suốt 5 năm chiến tranh ở Iberia, Công tước Wellington chưa từng thua chiến dịch nào. Trận chiến cuối cùng để loại bỏ Napoleon trên toàn lục địa Châu Âu đã không xảy ra cho mãi đến năm 1815 tại Waterloo.

Vì sự nghiệp đánh bại Napoleon mà George Scovell được phong tước Hiệp sĩ vào năm 1815, và các Huân chương Waterloo và Huân chương St. Vladimir (Nga). Khi chiến tranh kết thúc, Scovell dự định di cư đến New Zealand, nơi ông được đề cử giữ chức vụ Ủy viên cảnh sát. Sau khi được phong Tướng vào năm 1854, Scovell giải ngũ và qua đời ở tuổi 87 vào năm 1861. Mộ phần của ông nằm ở Sandhurst (Anh) ngay trên nền của Trường cao đẳng quân sự Hoàng gia. Mặc dù hai vợ chồng ông không có con cái, tuy nhiên với những thành tích hiển hách, George Scovell đã được công nhận là nhà phá mã vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Nguồn: [Link nguồn]

Những trận đánh đại quân Napoleon thua trận trước Nga

Đánh bại đội quân của hoàng đế Pháp Napoleon trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Nhưng quân Nga đã vài lần làm được như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Bình (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Anh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN