Tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh: Chuyên gia khuyên gì?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Các chuyên gia cho biết, một người đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Người tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn có khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng tỷ lệ rất nhỏ. Ảnh minh họa: San Diego Union

Người tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn có khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng tỷ lệ rất nhỏ. Ảnh minh họa: San Diego Union

Tờ Hindustan Times hôm 29/6 đưa tin, các chuyên gia cho biết những người đã tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng khả năng nhiễm là rất thấp.

Các chuyên gia còn cho rằng, vắc-xin Covid-19 có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa Covid-19, giảm số lượng bệnh nhân nhập viện và giảm số ca tử vong vì dịch bệnh. Vắc-xin Covid-19 còn giảm nguy cơ lây lan virus. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh một điều, dù nguy cơ nhiễm Covid-19 của người đã tiêm vắc-xin là rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. "Đã tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Đó là thực tế. Dù nghe có vẻ bất thường nhưng thực tế sẽ xảy ra", tiến sĩ  Sandro Galea, hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Boston (Mỹ), chia sẻ với tờ New York Times. 

Tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh thì nên làm gì?

Như đã đề cập, người tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh, dù rất hiếm. Người ta gọi trường hợp này là nhiễm bệnh đột phá (breakthrough infection). Người nhiễm có thể có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng. 

Theo Hindustan Times, các chuyên gia khuyên rằng, một người đã được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đầy đủ nhưng vẫn có triệu chứng bệnh nên tự cách ly trong 10 ngày. 

Ngoài ra, người tiêm vắc-xin nhưng vẫn nhiễm bệnh vẫn nên thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch giống như người chưa tiêm bị nhiễm Covid-19, bao gồm truy vết, đeo khẩu trang và tuân thủ khoảng cách an toàn khi đi ra nơi công cộng. 

Người đã tiêm phòng nhưng vẫn nhiễm bệnh cũng nên ở khu vực riêng biệt, sử dụng phòng tắm riêng (nếu đủ điều kiện), đồng thời thường xuyên duy trì khoảng cách 2 mét. 

Sở dĩ cần thực hiện các biện pháp này vì phần lớn người tiêm vắc-xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng. Người nhiễm Covid-19 không biểu hiện triệu chứng có thể lây virus sang cho những người chưa được tiêm chủng, trong đó có trẻ em, hoặc những người không đủ điều kiện tiêm chủng vì có bệnh lý nền. 

Những người nhiễm Covid-19 cũng nên thường xuyên khử trùng các bề mặt mà họ thường tiếp xúc trong nhà và cố gắng bật quạt, mở cửa sổ để nhà cửa thông thoáng. Ngoài ra, người tiêm vắc-xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh không nên dùng chung các vật dụng trong nhà, cốc chén, khăn tắm trong thời gian cách ly. 

Nguồn: [Link nguồn]

Người đã tiêm vắc-xin cần làm gì để tránh lây biến chủng Delta?

Người tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, nhất là Delta - "biến chủng dễ lây lan nhất thế giới"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Hindustan Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN