Thiên thạch tương đương 65.000 bom nguyên tử có thể đâm vào Trái đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

NASA đang theo dõi sát sao mọi hoạt động của một thiên thạch khổng lồ nặng khoảng 40 triệu tấn, sẽ có nhiều lần áp sát Trái đất trong thế kỷ này.

NASA đặc biệt quan tâm đến thiên thạch sẽ vọt qua Trái đất trong 10 năm tới.

NASA đặc biệt quan tâm đến thiên thạch sẽ vọt qua Trái đất trong 10 năm tới.

Theo Daily Star, thiên thạch 99942 Apophis còn được gọi là “thần chết”, dài 340 mét, nặng khoảng 40 triệu tấn này đang lao đi trong vũ trụ với tốc độ 15.000 km/giờ.

Nó sẽ áp sát Trái đất vào năm 2029 và chỉ có 2,7% khả năng đâm vào Trái đất ở thời điểm này. Tuy nhiên, NASA coi thiên thạch này đặc biệt nguy hiểm vì mọi thay đổi quỹ đạo dù là nhỏ nhất cũng có thể tạo ra thảm họa tồi tệ.

Nhà thiên văn học Davide Farnocchia, nói: “Chúng ta biết rằng một khi nó bay đến gần Trái đất, quỹ đạo của nó sẽ thay đổi bất thường, chưa rõ sự thay đổi đó là tốt hay xấu”.

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học St. Petersburg, Nga, hồi đầu năm cảnh báo: “Sự thay đổi quỹ đạo làm tăng khả năng Apophis đâm vào Trái đất năm 2068".

Năm 2008, NASA dự đoán khả năng Apophis đâm vào Trái đất năm 2036 là 1/45.000. Nhưng tất cả sẽ còn phụ thuộc vào quỹ đạo của thiên thạch này khi vọt qua Trái đất năm 2029.

Các nhà khoa học cảnh báo Apophis có thể tạo ra miệng núi lửa sâu 518 m, rộng 2.000 m nếu đâm xuống Trái đất. Sức công phá ước tính tương đương 880 triệu tấn thuốc nổ TNT hoặc 65.000 quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Trong quá khứ, có nhiều thiên thạch đã gây thiệt hại lớn khi vượt qua bầu khí quyển Trái đất. Ngày 30.6.1908, thiên thạch khổng lồ nổ tung trên bầu trời  Tunguska, Nga, phá hủy 2.000km2 rừng và khiến 2 người chết.

Năm 2029, người dân ở nhiều nơi trên thế giới có thể chứng kiến thiên thạch 99942 Apophis vụt sáng trên bầu trời bởi sự to lớn khủng khiếp của nó.

Tiểu hành tinh to như thiên thạch từng hủy diệt khủng long đang lao về phía Trái đất

Các nhà khoa học mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng một tiểu hành tinh, có kích thước to bằng thiên thạch từng chấm dứt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN