Thiên thạch đủ sức san phẳng cả thành phố đang lao tới Trái đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một thiên thạch “có khả năng gây nguy hiểm”, lớn hơn một chút so với Đại kim tự tháp Giza, sẽ áp sát Trái đất trong tháng này ở tốc độ 18 km/giây.

Thiên thạch đâm vào Trái đất luôn là một trong những mối đe dọa lớn nhất với nhân loại.

Thiên thạch đâm vào Trái đất luôn là một trong những mối đe dọa lớn nhất với nhân loại.

Theo RT, thiên thạch 2019 OU1, có đường kính 160 mét, tương đương tượng Washington hoặc dài hơn 20 mét so với Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập.

Thiên thạch được xếp vào lớp Apollo do khoảng cách quỹ đạo giao nhau với Trái Đất dưới 0,05 đơn vị thiên văn (khoảng cách 19,5 lần khoảng cách tới Mặt Trăng).

Thiên thạch này sẽ áp sát Trái đất vào ngày 28.8 ở tốc độ 18 km/giây. Theo NASA, thiên thạch sẽ đến rất gần Trái đất ở cự ly gần hơn 40 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến sao Kim – hành tinh gần Trái đất nhất.

NASA theo dõi đặc biệt các vật thể áp sát Trái đất ở khoảng 7,5 triệu km bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa hành tinh.

Điều nguy hiểm là 2019 OU1 có thể hủy diệt cả một thành phố với sức công phá tương đương bom nguyên tử.

Nếu vật thể có đường kính trên 100 m, nó sẽ để lại một miệng hố với đường kính khoảng 1 km và sức công phá tương đương với 5 megatons TNT", giáo sư nghiên cứu về các tiểu hành tinh, Kris Stanek cảnh báo.

"Nếu nó đâm trúng  Columbus, bang Ohio, thành phố này sẽ bị hủy diệt. Nếu nó rơi xuống đại dương, có thể gây sóng thần", Stanek nói thêm.

Tháng 8 đang trở thành một trong những tháng Trái đất đối mặt với nhiều thiên thạch. Một thiên thạch lớn hơn tòa nhà Empire State ở Mỹ đã bay qua Trái đất ở tốc độ 16.000 km/giờ hôm 10.8.

Thiên thạch dài gần gấp 3 sân bóng đá có thể lao vào Trái Đất, gây sóng thần khủng khiếp

Giới thiên văn Mỹ mới đây đã bày tỏ quan ngại về việc một thiên thạch có khả năng rơi vào Trái Đất, gây ra một trận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN