Ngôi sao nhiều tuổi hơn cả vũ trụ khiến giới thiên văn khủng hoảng, thuyết Big Bang lung lay
Việc phát hiện ra một ngôi sao có tuổi đời còn xưa hơn cả vũ trụ của chúng ta ở thời điểm hiện tại đã khiến giới khoa học đặt ra nhiều nghi vấn về tính xác thực của thuyết Big Bang, vốn đang là kim chỉ nam của thiên văn học thế giới từ gần trăm năm nay.
Việc phát hiện ngôi sao mới có khả năng làm lung lay tính xác thực của thuyết Big Bang (Ảnh: GETTY)
Thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn) được đề xuất lần đầu bởi mục sư, nhà vật lý học Georges Lemaître vào năm 1927 nhằm lý giải sự hình thành vũ trụ qua sự giãn nở từ một điểm duy nhất, vốn được coi như chân lý của thiên văn học thế giới trong gần 100 năm. Tuy nhiên, tính xác thực của học thuyết này giờ lại đang có khả năng bị lung lay, sau khi các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một ngôi sao có tuổi đời còn cổ hơn cả vũ trụ nơi chúng ta đang tồn tại.
Một ngôi sao có tên gọi Methuselah, ký hiệu khoa học là HD 140283, nằm cách hành tinh chúng ta 200 năm ánh sáng, đang khiến giới khoa học phải đau đầu, vì những phân tích đối với ngôi sao này cho thấy hàm lượng sắt trên bề mặt của nó là rất ít.
Điều này đồng nghĩa với việc Methuselah được hình thành từ tận thời điểm mà nguyên tố sắt ngoài vũ trụ chưa có nhiều. Thậm chí, phân tích trên đã cho thấy khả năng ngôi sao này có tuổi thọ lên tới 14,5 tỉ năm tuổi, tức là còn già hơn vũ trụ khoảng 0,7 tỉ năm.
Các chuyên gia đã gặp nhau tại một hội thảo diễn ra ở California, Mỹ để cố giải mã điều bí ẩn trên. Tuy nhiên cho đến nay, chúng lại phát sinh thêm nhiều câu hỏi khác, và rất có thể sẽ dẫn tới “một cuộc cách mạng khoa học.”
Theo tiến sĩ Robert Matthews, nhà vật lý học người Anh, “Điều này thật khó hiểu, làm thế nào mà vũ trụ của chúng ta lại có thể sản sinh ra một ngôi sao có tuổi đời còn già hơn cả chính nó?
Đó là một vấn đề hóc búa mà giới thiên văn đang phải đối mặt, trong việc cố gắng xác định các thời kỳ của vũ trụ, và việc giải mã vấn đề trên có thể tạo nên một cuộc cách mạng khoa học.
Hình ảnh ngôi sao Methuselah, ký hiệu khoa học là HD 140283 (Ảnh: NASA)
Các nhà thiên văn đã ghi nhận ngôi sao này chứa rất ít hàm lượng sắt. Điều này đồng nghĩa với việc nó được hình thành còn trước cả khi sắt trở nên phổ biến ngoài vũ trụ. Cho nên, phát hiện này thay cho lời khẳng định rằng HD 140283 có tuổi thọ xưa hơn cả vũ trụ của chúng ta.”
Tiến sĩ Matthews cũng đồng thời đưa ra một số lý giải logic cho nghịch lý trên.
Lý giải đầu tiên là việc tuổi đời của vũ trụ bấy lâu nay đã được tính toán một cách không chính xác.
Thông thường, các nhà khoa học hay dựa vào thuyết Big Bang để xác định thời điểm khởi đầu của việc hình thành vũ trụ. Bằng việc nghiên cứu tốc độ giãn nở của vũ trụ, các nhà khoa học có thể tính toán theo trình tự ngược lại để xác định được mọi thứ từ thời điểm hình thành ban đầu.
Với việc các công cụ khoa học hiện đang ngày càng tiến bộ và chính xác, việc xác định lại quá trình giãn nở của vũ trụ để đưa ra phán đoán chuẩn hơn giờ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Một lý giải khả thi khác là nghịch lý trên có thể bắt nguồn từ cái gọi là năng lượng tối – một dạng năng lượng bí ẩn hoạt động như một nguyên tố phản trọng lực.
Tiến sĩ Matthews cho biết: “Nhiều ngày trước buổi hội thảo khoa học vừa qua tại California, tạp chí Nature Astronomy đã đăng tải một nghiên cứu ước tính tỷ lệ giãn nở của vũ trụ, dựa trên việc phân tích các luồng sóng hấp dẫn được phát hiện vào năm 2017.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn quá sơ sài để có thể lý giải nghịch lý của ngôi sao Methuselah hay những bí ẩn xuyên suốt 2 thời kỳ của vũ trụ.
Nhiều nhà khoa học cho rằng năng lượng tối đóng vai trò then chốt trong vụ nổ Big Bang, dù họ vẫn chưa biết chúng đến từ đâu.
Nhưng với những gì đã diễn ra vào tháng trước, tình trạng hiện nay được ví như một cuộc khủng hoảng khoa học vậy. Vì thế, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ về những điều mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới.”
Mẫu tinh trùng đông lạnh tiếp xúc với điều kiện vi trọng lực và mẫu tinh trùng ở điều kiện bình thường dường như...