Tên lửa lớn nhất thế giới 6 lần bị nhầm là phi thuyền khổng lồ

Liên Xô từng phóng thử tên lửa trong chương trình nghiên cứu bí mật, khiến nhiều người dân chứng kiến dưới mặt đất tưởng nhầm là dấu vết của phi thuyền ngoài hành tinh.

Tên lửa lớn nhất thế giới 6 lần bị nhầm là phi thuyền khổng lồ - 1

Tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới R-36 trong một lần phóng thử.

Theo Popular Mechanic, tên lửa bí mật mỗi khi phóng lên bầu trời tạo ra dấu vết khiến nhiều người tưởng nhầm rằng người ngoài hành tinh đến Trái đất.

Mùa xuân năm 1967, những người sống ở phía tây Liên Xô nhận thấy điều kỳ lạ trên bầu trời vào lúc hoàng hôn. Đó là tia sáng xuất hiện tạo thành một hình bán nguyệt. Tia sáng này xuất hiện 6 lần trong năm 1967, luôn cùng một thời điểm trong ngày trước khi biến mất.

Theo chuyên gia vũ trụ kỳ cựu James Oberg làm việc tại tạp chí Air & Space, báo chí Liên Xô khi đó lan truyền thông tin nói đó là dấu vết của phi thuyền ngoài hành tinh. Những người theo dõi UFO cũng đặc  biệt chú ý đến 6 lần xuất hiện bí ẩn này.

Đột nhiên, sau lần thứ 6, báo chí Liên Xô cũng ngừng đăng tải thông tin. Trên thực tế, tia sáng bí ẩn trên bầu trời là bằng chứng của chương trình thử vũ khí tối mật.

Tên lửa lớn nhất thế giới 6 lần bị nhầm là phi thuyền khổng lồ - 2

Tên lửa hạt nhân tối mật R-36 thời Liên Xô.

Liên Xô những năm 1960 đã phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36. Đây là mẫu tên lửa hạt nhân hạng nặng, tầm bắn tối đa 16.000km và có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

Để vượt qua mạng lưới radar dày đặc của Mỹ ở bán cầu bắc, Liên Xô đã chế tạo R-36.

Tên lửa sau khi được phóng theo hướng nam cực, sẽ được điều khiển quay ngược trở lại bầu khí quyển. Tên lửa từ đó bay qua Mexico để tấn công lãnh thổ Mỹ, nhằm khiến người Mỹ hoàn toàn bất ngờ.

Tên lửa R-36 có thể mang theo đầu đạn nhiệt hạch 3.000 kt. Sức công phá mạnh gấp 200 lần bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Nhật Bản.

Tên lửa lớn nhất thế giới 6 lần bị nhầm là phi thuyền khổng lồ - 3

Tên lửa sử dụng động cơ RD-250, tầm bắn 16.000km.

Theo các chuyên gia quân sự, R-36 là vũ khí dùng để tấn công phủ đầu trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra. Tên lửa nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Mỹ như Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các trung tâm chỉ huy hạt nhân.

Do hạn chế về mặt công nghệ tên R-36 không thể tấn công mục tiêu một cách chính xác. tên lửa này thường rơi xuống cách vị trí đã định khoảng 5km. Để khắc phục nhược điểm này, Liên Xô trang bị cho tên lửa từ 5-10 đầu đạn hạt nhân để đảm bảo khả năng đánh trúng mục tiêu.

Liên Xô từng 6 lần phóng thử R-36 vào đúng một thời điểm nhất định trong ngày. Tia sáng xuất hiện hình bán nguyệt là do tên lửa quay ngoắt 180 độ, tạo thành hình chữ “C” hoàn chỉnh.

Liên Xô sau đó giải thích rằng, đây chỉ là một vụ phóng vệ tinh nghiên cứu. Nhưng cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra bí mật thực sự.

Tên lửa lớn nhất thế giới 6 lần bị nhầm là phi thuyền khổng lồ - 4

Tên lửa R-36 xuất hiện trong một cuộc duyệt binh của Liên Xô.

8 tháng sau vụ phóng thử lần đầu tiên, Mỹ cáo buộc Liên Xô đã phóng thử loại vũ khí hủy diệt, vi phạm hiệp ước không đưa vũ khí hạt nhân vào quỹ đạo.

Liên Xô về sau hoàn toàn im lặng trước tuyên bố của Mỹ về R-36. 18 tên lửa đạn đạo liên lục địa nặng 200 tấn này được cất giấu trong hầm phóng ở Tyuratam, Kazakhstan.

Ngày nay, R-36 vẫn là tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới. Năm 2016, lực lượng tên lửa chiến lược Nga phóng thành công tên lửa liên lục địa R-36M2 Voivode từ hầm ngầm ở Orenburg.

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện còn duy trì từ 55 đến 80 bệ phóng R-36M2 Voevoda và chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho tới năm 2026 trước khi bị thay thế hoàn toàn bởi RS-28 Sarmat, phiên bản tên lửa hạt nhân mạnh mẽ và chính xác hơn.

5 tên lửa Satan Nga đủ sức san phẳng bờ đông Mỹ

5 tên lửa hạt nhân R-36M2 Voevoda của Nga (NATO gọi là SS_18 Satan), có thể phá hủy toàn bộ bờ đông nước Mỹ và khiến hơn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Popular Mechanic ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN