Tây Phi "nóng như lửa" vì Niger phớt lờ cảnh báo

Các lệnh trừng phạt mới tiếp tục được đưa ra nhằm vào Niger sau khi chính quyền quân sự nước này từ chối tiếp đón phái đoàn ngoại giao ECOWAS, khiến triển vọng khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger càng mong manh.

Theo Reuters, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu đã ra lệnh áp đặt các biện pháp mới thông qua ngân hàng trung ương Nigeria nhằm siết chặt trừng phạt đối với các nhân vật đứng sau cuộc đảo chính tại Niger. Trước đó, Nigeria đã thông báo quyết định đóng cửa biên giới trên bộ với Niger.

Các biện pháp trừng phạt được áp dụng sau khi chính quyền quân sự Niger từ chối tiếp một phái đoàn ngoại giao chung từ các quốc gia Tây Phi, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc vì lý do "an ninh".

Các thành viên của hội đồng quân sự tổ chức đảo chính ở Niger tham dự một cuộc biểu tình tại sân vận động ở Niamey, Niger,

Các thành viên của hội đồng quân sự tổ chức đảo chính ở Niger tham dự một cuộc biểu tình tại sân vận động ở Niamey, Niger,

"Bối cảnh công chúng giận dữ và nổi loạn sau khi Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp trừng phạt khiến điều kiện an ninh không đảm bảo để tiếp đón phái đoàn của khối", chính quyền quân sự Niger cho biết trong thư ghi ngày 7/8 gửi đại diện ECOWAS tại Niamey.

ECOWAS cuối ngày 8/8 (giờ địa phương) xác nhận sứ mệnh đàm phán chung đã bị hủy bỏ song cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ "tiếp tục triển khai tất cả các biện pháp để khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger".

Những ngày qua, các cường quốc khu vực châu Phi và phương Tây lo ngại cuộc đảo chính xảy ra ngày 26/7 tại Niger với việc Tổng thống Mohamed Bazoum bị bắt giữ tại dinh thự sẽ gây bất ổn cho khu vực Sahel, một trong những khu vực nghèo nhất thế giới đang phải đối phó với một loạt các cuộc đảo chính và cuộc nổi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới và không phận do chính quyền quân sự Niger công bố đã cắt đứt nguồn cung cấp thuốc men và thực phẩm, cản trở hoạt động viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc. Lợi ích của Mỹ và phương Tây ở Niger cũng đang bị đe dọa, Reuters nhận định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết tài trợ cho giáo dục và đào tạo quân sự quốc tế, các hoạt động gìn giữ hòa bình và các chương trình tài trợ quân sự nước ngoài hỗ trợ khả năng chống khủng bố của Niger nằm trong số những hỗ trợ mà Mỹ đã tạm dừng kể từ cuộc đảo chính.

Các nguyên thủ quốc gia của ECOWAS dự kiến sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh bất thường trong ngày 9/8 để thảo luận về thế bế tắc ngoại giao trong vấn đề Niger. Trước đó, ECOWAS đã ra tối hậu thư, yêu cầu Niger trao trả quyền lực cho ông Bazoum trước đêm 6/8, cảnh báo có thể can thiệp quân sự nước này. Song, hạn chót đã trôi qua với không động thái nào từ hai bên.

Theo người phát ngôn Tổng thống Nigeria, giải pháp ngoại giao vẫn là điều ECOWAS mong đợi hơn. "Không có lựa chọn nào được đưa ra khỏi bàn đàm phán", người phát ngôn nói với các phóng viên ở Abuja, nhấn mạnh "các quyết định sâu rộng" sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh liên quan đến các bước tiếp theo của khối.

Nguồn: [Link nguồn]

Chính quyền quân sự Niger từ chối yêu cầu của Mỹ, Washington cảnh báo hậu quả

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã tới Niger và có cuộc nói chuyện "đôi lúc khó khăn" kéo dài 2 tiếng với các lãnh đạo phe đảo chính.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN