Đảo chính ở Niger: Những quốc gia nào sẵn sàng can thiệp quân sự?

Một số quốc gia có ảnh hưởng trong Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) nghiêng về giải pháp quân sự, trong khi một số quốc gia khác phản đối cuộc đảo chính ở Niger, nhưng chủ trương giải quyết vấn đề thông qua đàm phán.

Người dân Niger đổ ra đường thể hiện quan điểm ủng hộ chính quyền quân sự.

Người dân Niger đổ ra đường thể hiện quan điểm ủng hộ chính quyền quân sự.

Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi thời hạn chót cho chính quyền quân sự ở Niger trôi qua, ECOWAS thông báo sẽ họp thượng đỉnh để bàn về tình hình trong tuần này.

"Các lãnh đạo ECOWAS sẽ xem xét và thảo luận tình hình chính trị, cũng như những diễn biến gần đây tại Niger trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria vào ngày 10/8", ECOWAS thông báo.

Trước đó, các nhà lãnh đạo quân sự của ECOWAS đã thảo luận về giải pháp can thiệp vào Niger bằng vũ lực. Chính quyền quân sự ở Niger cũng nói rằng đối phương đã tập trung lực lượng ở hai quốc gia nhưng không nêu tên cụ thể.

Trong tuyên bố ngày 7/8, Mali, quốc gia láng giềng Niger, cảnh báo về thảm họa nếu nếu ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger với mục đích khôi phục quyền lực cho Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum.

"Biện pháp quân sự đã được sử dụng ở những quốc gia khác, chúng ta có thể thấy hệ quả là một thảm họa", Ngoại trưởng Mali Abdoulaye Diop nói.

Mali, Burkina Faso và chính quyền quân sự Niger đều là các quốc gia trong khối Tây Phi nhưng đã bị ECOWAS đình chỉ tư cách vì đưa ra tuyên bố bảo vệ phe đảo chính ở Niger.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều phản đối chính quyền quân sự nắm quyền ở Niger.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều phản đối chính quyền quân sự nắm quyền ở Niger.

Theo bản đồ châu Phi do tài khoản War Mapper đăng tải trên mạng xã hội X (Twitter), hầu hết các quốc gia xung quanh Niger đều phản đối cuộc đảo chính. Nhưng không phải tất cả đều ủng hộ giải pháp quân sự. War Mapper là tài khoản thường cập nhật các diễn biến mới về tình hình chiến sự ở Ukraine.

Cụ thể, Mali và Burkina Faso nằm ở phía tây ủng hộ chính quyền quân sự Niger. Ở phía bắc, Algeria, quốc gia có lực lượng quân đội hàng đầu châu Phi, phản đối cuộc đảo chính nhưng không ủng hộ giải pháp quân sự.

Nigeria, Benin, Senegal và Bờ Biển Ngà là các quốc gia trong khối Tây Phi nghiêng về giải pháp quân sự. Các quốc gia khác trong ECOWAS như Bisau, Ghana, Togo, Liberia, Sierra Leone phản đối cuộc đảo chính, nhưng chưa cam kết sẽ đóng góp binh sĩ.

Robert Besseling, chuyên gia am hiểu về an ninh và tình báo ở châu Phi, nói trên tờ Newsweek hôm 7/8, rằng kế hoạch quân sự của ECOWAS bao gồm "lực lượng đặc nhiệm nhanh chóng xâm nhập vào Niger từ Nigeria, Benin và có thể là một số nước khác, với sự hỗ trợ của Pháp". 1.500 binh sĩ Pháp hiện vẫn đóng quân tại căn cứ gần thủ đô Niamey của Niger và sẽ phối hợp với liên quân ECOWAS nếu tình hình diễn ra thuận lợi, ông Besseling nói.

"Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy chiến dịch can thiệp quân sự sắp diễn ra. Các bên sẽ đưa ra những tuyên bố cứng rắn trong những ngày tới để củng cố lập trường", ông Besseling nhận định.

Ibrahim Maiga, chuyên gia am hiểu về khu vực Sahel ở châu Phi, cho rằng "không nên đánh giá thấp ý chí của ECOWAS trong việc dập tắt đảo chính ở Niger".

Nguồn: [Link nguồn]

Chính quyền quân sự Niger từ chối yêu cầu của Mỹ, Washington cảnh báo hậu quả

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã tới Niger và có cuộc nói chuyện "đôi lúc khó khăn" kéo dài 2 tiếng với các lãnh đạo phe đảo chính.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Newsweek ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN