Tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật bị Mỹ đánh chìm, hơn 1.400 người quyết ở lại cùng chết

Trong những năm cuối Thế chiến 2, Nhật Bản hạ thủy một trong những tàu chiến, tàu sân bay uy lực nhất thế giới, nhưng con tàu có số phận ngắn ngủi khi trở thành mồi ngon cho các tàu ngầm Mỹ.

Shinano là tàu sân bay cuối cùng phát xít Nhật chế tạo trong Thế chiến 2.

Shinano là tàu sân bay cuối cùng phát xít Nhật chế tạo trong Thế chiến 2.

Theo National Interest, được đưa vào sử dụng tháng 10.1944, tàu sân bay Shinano có thể được coi là niềm tự hào cuối cùng của hải quân phát xít Nhật.

Với lượng giãn nước lên tới hơn 69.000 tấn, con tàu lẽ ra vẫn là tàu sân bay lớn nhất thế giới, ít nhất cho đến những năm 1960. Nhưng con tàu không tồn tại được lâu như vậy, nó trở thành tàu chiến lớn nhất thế giới từng bị đánh chìm bởi tàu ngầm.

Tàu ngầm Mỹ USS Archerfish đánh chìm tàu sân bay Nhật chỉ có lượng giãn nước 1.500 tấn, tức là nhỏ hơn 46 lần.

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 5.1940, trước khi người Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Shinano được hạ thủy với tư cách là thiết giáp hạm thứ ba trong lớp Yamato.

Đây là những thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử thế giới, với hi vọng của người Nhật rằng có thể dùng chất lượng để đánh bật các hạm đội Mỹ có số lượng đông đảo hơn.

Theo kế hoạch, Shinano sẽ sớm hiệp đồng tác chiến cùng hai thiết giáp hạm Musashi và Yamato để trở thành bộ ba uy lực nhất thế giới ở thời điểm đó.

Đến năm 1942, Nhật Bản nhận ra rằng họ cần tàu sân bay hơn là thiết giáp hạm. Môi trường tác chiến trên biển ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào các sân bay nổi trên mặt nước. Nhật Bản đã mất 4 tàu sân bay uy lực nhất trong trận hải chiến Midway. Đây là trận chiến mang ý nghĩa quyết định giữa Mỹ và Nhật Bản ở mặt trận Thái Bình Dương.

Theo mệnh lệnh,  Shinano được hoán cải để trở thành tàu sân bay lớn nhất thế giới thời điểm đó. Con tàu lớn gấp đôi tàu sân bay lớp Essex của Mỹ, chỉ bị tàu sân bay hạt nhân Mỹ soán ngôi vào những năm 1960.

Shinano được hoán cải từ thiết giáp hạm lớp Yamato.

Shinano được hoán cải từ thiết giáp hạm lớp Yamato.

Tàu được bọc giáp dày nhất trong số các tàu sân bay, với khả năng mang theo 47 máy bay, có phần ít hơn tàu sân bay Mỹ (mang theo 75-100 máy bay). Nhưng Shinano có hỏa lực đáng nể, bao gồm 16 súng phòng không cỡ nòng 12,7mm, 145 pháo phòng không 25mm, 12 bệ phóng rocket đa nòng chống máy bay.

Shinano xuất hiện với hi vọng khắc phục những điểm yếu của tàu sân bay Nhật trước đây. Đó là các tàu sân bay Nhật quá dễ cháy, được bọc giáp mỏng không chống được bom xuyên giáp của máy bay Mỹ.

Nhưng sự bất khả xâm phạm của Shinano chỉ nằm trên giấy. Con tàu được chế tạo một cách gấp rút, không có cách khắc phục trong trường hợp nước rò vào khoang.

Ngày 28.11, tàu được đưa đến căn cứ hải quân Kure bằng đường biển, với 3 tàu khu trục hộ tống. Phi đội máy bay trên tàu Shinano khi đó chỉ mang theo bom, không có các máy bay săn ngầm.

Kết quả là Shinano rơi vào ổ phục kích của tàu ngầm Mỹ USS Archerfish ngay trong đêm.

4 quả ngư lôi của tàu ngầm Mỹ khiến tàu sân bay Shinano vĩnh viễn chìm dưới đáy biển.

4 quả ngư lôi của tàu ngầm Mỹ khiến tàu sân bay Shinano vĩnh viễn chìm dưới đáy biển.

Archerfish di chuyển song song với tàu sân bay Nhật, chờ đợi cơ hội tấn công. Thuyền trưởng tàu Shinano phát hiện tín hiệu radar từ tàu ngầm Mỹ, nhưng cảm thấy chưa đến mức quá lo ngại vì ông đang chỉ huy một trong những chiến hạm lớn nhất của hải quân Nhật.

Trong trận đánh ở Philippines, thiết giáp hạm Musashi với thân tàu tương tự như Shinano, đứng vững dù bị trúng 10 ngư lôi và 16 quả bom. Con tàu cũng có biện pháp phòng ngừa, bằng cách di chuyển theo đường zic zac để né tránh ngư lôi tàu ngầm Mỹ.

3 giờ 15 phút sáng ngày 29.11.1944, Archerfish phóng 6 ngư lôi khi thấy mục tiêu rơi vào vị trí mai phục. 4 trong số này đánh trúng mục tiêu. Thủy thủ trên tàu có một chút choáng váng, nhưng không ai lo lắng vì tàu được bọc giáp dày.

Kết quả là tàu sân bay Shinano vẫn di chuyển với tốc độ tối đa, nước rò vào bên trong thân tàu, làm hư hại máy bơm và máy phát điện mà không có cách nào ngăn được.

Đến 10 giờ 18 phút sáng, thuyền trưởng ra lệnh bỏ tàu. Nhưng 1.435 thủy thủ, bao gồm cả thuyền trưởng vẫn ở lại chết cùng với tàu. Khoảng 1.000 người khác được giải cứu.

Giới phân tích quân sự sau này đánh giá tàu sân bay khổng lồ của Nhật có nhiều sai sót trong thiết kế, nhưng cũng gặp vận rủi khi bị ngư lôi đánh trúng vào phần yếu nhất ở bên hông.

Cuối cùng, Shinano vẫn làm nên lịch sử không mấy vẻ vang và vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển Thái Bình Dương cùng hài cốt những thủy thủ.

5 lý do không loại vũ khí nào đánh bại được tàu sân bay Mỹ, trừ một thứ duy nhất

Với kích thước siêu khủng, lớp vỏ kiên cố và khả năng tác chiến đa dạng, cùng một lúc có thể tung ra nhiều đòn đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN