Vì sao không kẻ thù nào dám đánh chìm tàu sân bay Mỹ sau Thế chiến 2?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Kể từ sau Thế chiến 2, các tàu sân bay Mỹ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trên biển, nhưng chưa từng có một tàu sân bay nào bị kẻ thù tấn công trong các cuộc xung đột.

Trang bị thiết bị phóng điện tử, tàu sân bay USS Gerald Ford của Mỹ có thể phóng số lượng máy bay nhanh hơn 30% so với tàu sân bay Nimitz.

Trang bị thiết bị phóng điện tử, tàu sân bay USS Gerald Ford của Mỹ có thể phóng số lượng máy bay nhanh hơn 30% so với tàu sân bay Nimitz.

Chuyên gia Robert Farley, giáo sư người Mỹ chuyên nghiên cứu quốc phòng, bình luận trên tạp chí National Interest rằng, có nhiều lý do để giải thích cho câu hỏi trên.

Tàu sân bay ngày nay rất khó đánh chìm bởi kích thước đồ sộ, là biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ và không ai biết Mỹ đáp trả ra sao nếu tàu sân bay bị tấn công.

Một cuộc tấn công toàn diện dẫn đến khả năng tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm cao nhất, nhưng sẽ trở thành lý do để công chúng Mỹ đòi hói sự đáp trả. Một cuộc tấn công mang tính cục bộ, xảy ra trong cuộc khủng hoảng nhỏ, dường như hợp lý hơn, nhưng Mỹ chắc chắn vẫn sẽ đáp trả.

Theo chuyên gia Farley, tàu sân bay cuối cùng cũng chỉ là vũ khí chiến tranh, vẫn dễ tổn thương nếu bị đối phương tấn công. Kể từ sau Thế chiến 2, hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới đều diễn ra với quy mô nhỏ, trong đó việc tấn công tàu sân bay không phải là lựa chọn khôn ngoan.

Nga hay Trung Quốc đã nghiên cứu và chế tạo các tên lửa chuyên diệt tàu sân bay với uy lực mạnh mẽ. Nhưng các quốc gia này chưa từng sử dụng vũ khí để tấn công tàu sân bay Mỹ.

Tấn công một tàu sân bay không chỉ ảnh hưởng đến cục diện quân sự mà còn cả chính trị. Một lý do khác là không ai dám chắc cần bao nhiêu quả tên lửa để đánh chìm tàu sân bay Mỹ, nếu may mắn thì một quả tên lửa cũng là đủ, theo giáo sư Farley.

Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz với 6.000 thủy thủ và nhân viên hải quân, tạo thành một kho báu di động của Mỹ trên biển. Chỉ bằng một đòn tấn công, thương vong của Mỹ trên tàu sân bay sau vài phút sẽ lớn hơn cả thương vong trong Chiến tranh Iraq.

Khi một soái hạm bị đánh chìm, gần như toàn bộ các thủy thủ cũng mất mạng. Năm 1941, tàu chiến HMS Hood của Anh bị tầu chiến phát xít Đức bắn chìm, khiến 1.415 trong tổng số 1.418 người thiệt mạng.

Đây là điều các quốc gia tấn công tàu sân bay Mỹ phải tính toán kỹ lưỡng. Trong tình huống khẩn cấp, Mỹ có thể huy động 10 tàu sân bay từ những địa điểm khác nhau đến khu vực xảy ra xung đột. Vậy nên đánh chìm một tàu sân bay Mỹ mới chỉ làm sức mạnh của hạm đội Mỹ xuống khoảng 10%.

Giáo sư Farley nhận định, đánh chìm tàu sân bay là cách nhanh nhất để biến một cuộc xung đột nhỏ lẻ thành chiến tranh toàn diện, rất ít quốc gia trên thế giới ngày nay có thể đối đầu với Mỹ trong một cuộc chiến tranh như vậy.

Có thể nói, khi một thế lực nào đó tấn công tàu sân bay Mỹ, đó chắc chắn không phải là sự nhầm lẫn. Đó sẽ phải là quyết định mang tính chiến lược mà các chỉ huy trên tàu không có đủ quyền hành để ra lệnh. Bất kỳ kẻ thù nào sau khi tấn công tàu sân bay Mỹ, cũng sẽ phải suy nghĩ kỹ xem những bước đi tiếp theo là gì, theo giáo sư Farley.

Mỹ mất 4 tuần mới đánh chìm được tàu sân bay của mình, TQ có đủ sức?

Quân đội Mỹ cách đây 14 năm từng đem tàu sân bay USS America với lượng giãn nước tối đa 83.000 tấn làm “bia tập bắn”,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN