Đây là cách Iran bắn phá tan tành tàu sân bay Mỹ trong 5 phút?

Mới đây, Iran tuyên bố sẽ hủy diệt tàu chiến Mỹ bằng vũ khí bí mật nếu Washington có bất kỳ hành động nào quá khích. Trong quá khứ, một tướng Iran cũng cho biết tên lửa của nước này có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ trong vài phút.

Đây là cách Iran bắn phá tan tành tàu sân bay Mỹ trong 5 phút? - 1

Iran từng tấn công tàu sân bay Mỹ giả định năm 2015. Ảnh minh họa

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang khi hai bên liên tục có tuyên bố và động thái đáp trả nhau. 

Chính phủ Mỹ gần đây cáo buộc Tehran chuẩn bị tấn công lực lượng quân đội Mỹ ở khu vực Trung Đông. Việc Washington điều động thêm lượng lớn binh sĩ cùng tàu sân bay, máy bay ném bom tới đây cũng để đáp trả lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) khi lực lượng này bị cáo buộc tấn công tàu chở dầu của Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất trong tháng 5.

Hôm 26/5, tướng Morteza Qorbani, cố vấn bộ chỉ huy quân sự Iran, tiếp tục "thêm dầu vào lửa" khi tuyên bố giáng đòn hủy diệt bằng vũ khí bí mật vào tàu chiến Mỹ nếu Washington có bất kỳ động thái "khiêu khích" nào.

Trong quá khứ, Tehran thực hiện một vụ tấn công lớn vào tàu sân bay Mỹ giả định năm 2015. Vụ tấn công được truyền hình nhà nước Iran phát sóng trực tiếp thời điểm đó.

Theo National Interest, vụ tấn công tàu sân bay Mỹ giả định hé lộ chiến thuật tấn công của hải quân Iran. Tehran tổ chức nhiều đợt tấn công với sự kết hợp tàu chiến, máy bay trực thăng và tên lửa bờ. Thời điểm vụ tấn công xảy ra không phải ngẫu nhiên. Khi đó, Washington và Tehran đang tỏ ra bế tắc với một thỏa thuận nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.

Mô hình tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ được Iran thiết kế với tỷ lệ 1:1 đặt trên sà lan khổng lồ năm 2014. Các bức ảnh hồi tháng 2/2015 cho thấy nó bị phá hủy tan tành chứng tỏ những tên lửa của Tehran nhằm vào nó là có thật.

Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực gần đảo Larak, Iran và eo biển Hormuz dưới sự giám sát của người đứng đầu lực lượng IRGC khi đó - Mohammad Ali Jafari.

Đợt tấn công đầu tiên, tàu siêu tốc của IRGC được triển khai nhằm cô lập và hạn chế khả năng cơ động của tàu sân bay giả định. Hàng chục tàu siêu tốc nhỏ, mỗi chiếc được trang bị một thủy lôi M-08, bao vây mục tiêu giả định. Truyền hình nhà nước Iran khi đó cho biết: "Một khu vực lớn nhanh chóng biến thành bãi mìn chỉ trong 10 phút".

Tiếp theo, tàu siêu tốc tấn công tàu sân bay Mỹ giả định với loạt tên lửa 107mm - đây là những tên lửa nhỏ và không thể đánh chìm mục tiêu lớn như tàu sân bay Mỹ. Quân đội Iran dùng chúng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng vệ quan trọng của tàu sân bay như radar, pháo tự vệ Phalanx CIWS hay bệ phóng tên lửa.

Sau đó, một số tàu trang bị tên lửa hành trình loại nhỏ, giống tên lửa chống hạm C-704 do Trung Quốc sản xuất, bắn một loạt 12 tên lửa hành trình về phía tàu sân bay giả định.

Đợt tấn công thứ 3 bao gồm một loạt tên lửa chống hạm hạng nặng phóng từ đất liền. Quân đội Iran còn phóng thêm 2 tên lửa hành trình và 2 tên lửa đạn đạo về phía mục tiêu giả định. Những tên lửa hành trình phóng từ đất liền thuộc loại tên lửa Noor do Iran sản xuất. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo là các biến thể của tên lửa Fateh-100, được gắn camera hồng ngoại ở phần đầu để tìm kiếm mục tiêu.

Đợt tấn công thứ 4 được triển khai khi một trực thăng Bell 206 phóng tên lửa chống hạm C-704K vào mục tiêu giả định. Cuối cùng, một chiếc "tàu cảm tử" được điều khiển từ xa mang theo 1 tấn thuốc nổ đâm vào sà lan.

Sau cuộc tập trận, tướng Jafari gửi lời đe dọa trực tiếp tới hải quân Mỹ trong cuộc phỏng vấn khi cho biết chỉ mất khoảng 5 phút để tên lửa Iran đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Khoảng 500 tàu siêu tốc thực hiện cuộc diễu hành ngay sau vụ tấn công giả định.

Tuy nhiên, theo phân tích của tờ National Interest, trong thực chiến, cuộc tấn công của Iran khó có thể thành công. Để tiếp cận và tạo thành bãi mìn xung quanh tàu sân bay Mỹ, tàu siêu tốc của Iran phải đối mặt với các tàu chiến hộ tống tàu sân bay.

Hệ thống phòng thủ tàu sân bay Mỹ dĩ nhiên không để yên khi tàu sân bay bị tấn công. Các tàu siêu tốc Mark V trang bị tên lửa chống tăng Javelin sẽ tạo ra lớp khiên chắc chắn cho hạm đội tàu sân bay Mỹ.

Mục đích của Iran khi đó chỉ muốn phô diễn sức mạnh nhằm gây sức ép tới Mỹ trong cuộc đàm phán hạt nhân. Để có hy vọng trong cuộc đàm phán với Mỹ, Tehran phải nhắc nhở với chính Washington và thế giới hậu quả nếu các cuộc đàm phán đổ bể.

Iran thử tên lửa khổng lồ, quân đội Mỹ báo động

Quân đội Mỹ bị đặt trong tình trạng báo động cao sau khi Iran tung một video hé lộ vụ thử tên lửa tại căn cứ quân sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - National Interest ([Tên nguồn])
Tin tức Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN