Tàu ngầm mới của Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân?

Triều Tiên đã thử thành công bom nhiệt hạch vào năm 2017, từng phóng tên lửa đạn đạo ngầm dưới nước và có thể đang tích hợp các công nghệ này vào một loại vũ khí duy nhất, đó là tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo.

Tàu ngầm Triều Tiên đang đóng mới.

Tàu ngầm Triều Tiên đang đóng mới.

Theo Business Insider, Triều Tiên hôm 22.7 công bố một loạt các bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un thị sát công tác chế tạo một tàu ngầm hoàn toàn mới.

Các bức ảnh hiếm hoi đã phần nào cho các nhà quan sát quân sự có cái nhìn về phương hướng phát triển tàu ngầm của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã tìm cách chế tạo tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân từ rất lâu, nhưng gặp khó khăn vì lệnh trừng phạt của Mỹ. Tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo sẽ giúp Triều Tiên cân bằng năng lực răn đe hạt nhân, tương tự như Nga hay Mỹ.

Tàu ngầm  Triều Tiên có lớp vỏ ngoài thô ráp.

Tàu ngầm  Triều Tiên có lớp vỏ ngoài thô ráp.

Tàu ngầm có khả năng hoạt động bí mật, khai hỏa vũ khí từ vị trí không xác định, nên đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân tốt hơn nhiều so với việc phóng các tên lửa từ đất liền.

Bryan Clark, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách ở Mỹ và từng là thủy thủ tàu ngầm, nói tàu ngầm mới của Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng với tàu ngầm lớp Romeo của Nga, lần đầu được đóng vào những năm 1950.

“Triều Triên dường như chế tạo tàu ngầm theo nguyên mẫu Type 033 lớp Romeo. Đây là tàu ngầm duy nhất họ từng tiếp cận được và có thể được nâng cấp để phóng tên lửa đạn đạo”, Clark nói.

Sự khác biệt giữa tàu ngầm Pháp đóng mới và tàu ngầm Triều Tiên.

Sự khác biệt giữa tàu ngầm Pháp đóng mới và tàu ngầm Triều Tiên.

Tàu ngầm lớp Romeo sử dụng hai động cơ diesel-điện,  tốc độ 13 hải lý khi lặn và tầm hoạt động 15.000km ở tốc độ 9 hải lý.

Chuyên gia Clark nói, Mỹ và các nước tiên tiến thường đóng tàu ngầm với các khối thép khổng lồ và hàn chúng lại với nhau. Triều Tiên không có các tấm thép lớn nên phải hàn các tấm thép nhỏ với nhau. Điều này khiến cho tàu ngầm Triều Tiên có vỏ ngoài thô ráp và không có khả năng ẩn mình dưới nước như tàu ngầm Nga, Mỹ.

Clark nói đây cũng không phải vấn đề lớn, vì tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có thể chỉ cần di chuyển ven bờ vài km, không phải đi tuần tra khắp thế giới và được trang bị vài tên lửa hạt nhân.

Triều Tiên từng phóng tên lửa đạn đạo từ bệ phóng ngầm dưới nước.

Triều Tiên từng phóng tên lửa đạn đạo từ bệ phóng ngầm dưới nước.

“Triển khai tàu ngầm cách bờ vài km sẽ giúp Triều Tiên tránh được khả năng bị tàu ngầm đối phương tiếp cận và đánh chìm”, Clark nói.

Như vậy, nếu không đi xa được, Triều Tiên chỉ có thể phóng tên lửa đạn đạo từ dưới biển nhằm vào các mục tiêu gần như Hàn Quốc và Nhật Bản. Dĩ nhiên, đây là phương án cuối cùng bởi vì đó là đòn tấn công tự sát.

Theo báo Mỹ, một khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân thì sẽ rất khó đánh chặn vì không thể phán đoán được địa điểm chính xác cũng như thời điểm phóng. Chỉ vài phút, tên lửa có thể đã lao tới các thành phố lớn với hàng triệu người sinh sống.

Siêu tàu ngầm hạt nhân Nga đủ sức hủy diệt cả quốc gia

Tàu ngầm lớn nhất trên thế giới do Liên Xô chế tạo được trang bị vũ khí hạt nhân mạnh gấp 6 lần quả bom nguyên tử...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN