Tàu con thoi khổng lồ của Liên Xô bị rỉ sét, nằm bám bụi trong kho: Cảnh như trong phim

Những con tàu con thoi khổng lồ rỉ sét, phủ đầy bụi bặm nằm trong nhà kho bỏ hoang trong nhiều năm tiết lộ cho người xem một góc khuất trong cuộc chạy đua không gian giữa Liên Xô – Mỹ thời Chiến tranh lạnh.

Tàu vũ trụ Nga nằm phủ bụi trong nhà kho (ảnh: Daily Mail)

Tàu vũ trụ Nga nằm phủ bụi trong nhà kho (ảnh: Daily Mail)

Vào những năm 1980, Liên Xô muốn bỏ xa Mỹ trong cuộc đua chinh phục vũ trụ bằng những chiếc tàu con thoi có kiểu dáng giống phiên bản do NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) chế tạo.

Những tàu con thoi kiểu NASA này nằm trong dự án chinh phục không gian mới được Liên Xô gọi với cái tên “Buran”. Đây cũng là dự án nghiên cứu vũ trụ lớn nhất, tham vọng nhất của Liên Xô trước khi sụp đổ.

Bất chấp những chuyến bay thử nghiệm vào không gian thành công vượt mong đợi, những tàu con thoi trong dự án “Buran” vẫn bị cho ngừng hoạt động vì thiếu kinh phí. Năm 1991, Liên Xô tan rã, dự án “Buran” chìm vào quên lãng và những tàu con thoi khổng lồ bị vứt xó.

Trong một nhà kho cực lớn nằm gần sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan (quốc gia từng thuộc Liên Xô), người ta vẫn thấy 2 tàu con thoi thuộc dự án “Buran” nằm phủ bụi. Theo Daily Mail, nhà kho và 2 tàu con thoi tên Burya và OK-MT này là vô chủ.

Những con tàu vũ trụ bị lãng quên cùng dự án “Buran” (ảnh: Daily Mail)

Những con tàu vũ trụ bị lãng quên cùng dự án “Buran” (ảnh: Daily Mail)

Sự giống nhau về hình dáng giữa Burya, OK-MT với những tàu con thoi do NASA chế tạo không phải điều ngẫu nhiên. Ở thời điểm chúng được thiết kế vào những năm 1980, kiểu dáng tàu con thoi của NASA được cho là tốt nhất.

Từ năm 1970, các kỹ sư hàng không vũ trụ Mỹ quyết định chấm dứt kỷ nguyên của các loại tàu vũ trụ sử dụng một lần. Họ nhận thấy đã đến lúc phải thiết kế một loại tàu vũ trụ có thể tái sử dụng, không chỉ bay vào không gian mà còn phải trở về trái đất thành công. Đó là lý do những tàu vũ trụ với kiểu dáng con thoi ra đời. Người Mỹ tin rằng, với các tàu con thoi mới, những chuyến bay vào không gian sẽ có chi phí thấp hơn nhiều.

Theo Daily Mail, Liên Xô đã cố gắng học hỏi, thậm chí là sử dụng nguồn lực tình báo nhằm có được bản thiết kế tàu con thoi mới của Mỹ để sử dụng cho dự án “Buran”.

Nhà kho khổng lồ chứa tàu vũ trụ ở Kazakhstan (ảnh: Daily Mail)

Nhà kho khổng lồ chứa tàu vũ trụ ở Kazakhstan (ảnh: Daily Mail)

Giống như tàu con thoi Mỹ, Burya và OK-MT có động cơ đẩy đặt phía sau và 2 cánh để có thể quay về Trái đất một cách an toàn. Do ra đời muộn hơn so với các tàu con thoi Mỹ nên Burya và OK-MT hiện đại hơn và tránh được những sai lầm trong thiết kế.

Những tàu con thoi trong dự án “Buran” có thể ở ngoài quỹ đạo 30 ngày (dài gấp đôi so với tàu con thoi tên Columbia Mỹ từng phóng). Trong khi tàu con thoi Mỹ chỉ chở được 24 tấn hàng hóa, tàu con thoi mới của Liên Xô có thể chở được 30 tấn.

 Những con tàu vũ trụ đắt đỏ từng “ngốn” của Liên Xô hàng tỷ rúp (ảnh: Daily Mail)

 Những con tàu vũ trụ đắt đỏ từng “ngốn” của Liên Xô hàng tỷ rúp (ảnh: Daily Mail)

Cảnh tượng như trong phim khoa học giả tưởng về ngày tận thế ở nơi từng là trung tâm của dự án “Buran” (ảnh: Daily Mail)

Cảnh tượng như trong phim khoa học giả tưởng về ngày tận thế ở nơi từng là trung tâm của dự án “Buran” (ảnh: Daily Mail)

Dự án “Buran” được cho là bước đột phá thực sự về khoa học hàng không vũ trụ của Liên Xô thời bấy giờ. Tuy nhiên, nó quá đắt đỏ nên không thể duy trì lâu. Liên Xô đã rót vào dự án này khoảng 16 tỷ rúp – số tiền có thể xây dựng một thành phố lớn cho 10 triệu dân sinh sống.

Cùng với sự tan rã của Liên Xô, 2 tàu con thoi Burya và OK-MT cũng chịu chung số phận bị lãng quên. Chúng giờ nằm trong nhà kho bẩn thỉu, chỉ toàn rác và những đống phế liệu rỉ sét khiến người xem phải tiếc nuối, theo Daily Mail.

NASA đưa 2 tàu vũ trụ ”tấn công” hành tinh song sinh của Trái Đất

Không chỉ có nhiều tính chất y hệt Trái Đất, Sao Kim còn có thể sở hữu nhiều dấu hiệu hóa học liên quan đến sự sống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN