Sức mạnh tên lửa quái vật Hwasong-17 của Triều Tiên

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 hay còn được gọi là "tên lửa quái vật", là tên lửa lớn nhất được trang bị hạt nhân của Triều Tiên.

Reuters đưa tin, Triều Tiên cho biết họ đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 vào ngày 18/11 (giờ địa phương). Động thái này được các nhà phân tích đánh giá rằng có thể là vụ phóng thành công đầu tiên của hệ thống tên lửa sau khi có nhiều nghi ngờ về những tuyên bố trước đó. 

Hwasong-17 được phóng từ một địa điểm ở sân bay Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 18/11. Ảnh: KCNA. 

Hwasong-17 được phóng từ một địa điểm ở sân bay Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 18/11. Ảnh: KCNA. 

Hwasong-17 là tên lửa lớn nhất được trang bị hạt nhân của Triều Tiên và là ICBM chạy bằng nhiên liệu lỏng di động lớn nhất trên thế giới.

Đường kính của Hwasong-17 được ước tính là từ 2,4-2,5m và tổng khối lượng của nó, khi được cung cấp đầy đủ nhiên liệu, có khả năng nằm trong khoảng từ 80.000-110.000kg, theo 38 North.

Từ các bức ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố, Hwasong-17 được phóng trực tiếp từ phương tiện vận chuyển, lắp đặt và phóng, khác với những ICBM trước đây của quốc gia này. 

Tên lửa Hwasong-17 được Triều Tiên phóng thử hôm 18/11 đã bay gần 1.000km (621 dặm) trong khoảng 69 phút và đạt độ cao tối đa 6.041km, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho biết loại vũ khí này có thể bay xa tới 15.000km (9.320 dặm), đủ để vươn tới lục địa Mỹ.

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chuẩn bị được phóng trong bức ảnh do KCNA công bố ngày 19/11. Ảnh: KCNA.

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chuẩn bị được phóng trong bức ảnh do KCNA công bố ngày 19/11. Ảnh: KCNA.

Ngày 24/3, Triều Tiên lần đầu tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa Hwasong-17. Truyền thông địa phương cho biết nó đã bay trong vòng 67,5 phút với tầm bắn 1.090 km (681 dặm) và độ cao tối đa 6.248,5 km (3.905 dặm).

Tuy nhiên, sau vụ phóng thử đó, các nhà phân tích và quan chức tình báo ở Hàn Quốc và Mỹ đã kết luận rằng Triều Tiên đã thực sự phóng tên lửa Hwasong-15, loại vũ khí lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2017, Reuters thông tin. 

Trước đó, tại cuộc diễu hành quân sự trước bình minh chưa từng có vào tháng 10/2020, Triều Tiên đã lần đầu công bố loại ICBM chưa từng thấy trước đây. Khi đó, các nhà phân tích lưu ý rằng nó có vẻ "lớn hơn đáng kể" so với Hwasong-15.

Loại tên lửa này được trưng bày lần thứ hai tại một triển lãm quốc phòng ở Bình Nhưỡng, hồi tháng 10/2021. Sau khi quan sát hình ảnh ở triển lãm, các nhà phân tích kết luận rằng tên gọi chính thức của loại ICBM cỡ lớn này rất có thể là "Hwasong-17" chứ không phải Hwasong-16.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 được giới thiệu tại cuộc duyệt binh ngày 10/10/2020, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 được giới thiệu tại cuộc duyệt binh ngày 10/10/2020, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap.

Các quan chức ở Seoul và Washington cho biết các vụ phóng thử vào ngày 27/2 và ngày 5/3 năm nay liên quan đến hệ thống ICBM Hwasong-17, mặc dù họ không kiểm tra toàn bộ khả năng hoặc phạm vi của nó. Một số nhà phân tích nói rằng những thử nghiệm đó có thể chỉ liên quan đến một giai đoạn.

Kích thước của Hwasong-17 đã khiến các nhà phân tích suy đoán rằng nó sẽ được thiết kế để mang nhiều đầu đạn và mồi nhử nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa tốt hơn.

Một số nhà quan sát cho rằng công nghệ vệ tinh mà Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm trong các vụ phóng ngày 27/2 và 5/3 cũng có thể được sử dụng cho hệ thống Phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV), có khả năng cho phép một tên lửa duy nhất thả đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu khác nhau. 

Hàn Quốc và Mỹ cho biết Triều Tiên đã chuẩn bị nối lại vụ thử hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017 và các vụ thử mới có thể giúp phát triển đầu đạn cho hệ thống MIRV.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ, đồng minh làm căng vụ Triều Tiên thử ICBM

Đã ba ngày sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhưng các động thái sau đó vẫn rất nóng khi Mỹ và đồng minh kịch liệt lên án và cảnh báo sẽ trừng phạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bích Thảo (Reuters)  ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN