Sức mạnh siêu bão Haishen đổ bộ Nhật Bản: Vật vô hại hóa vũ khí nguy hiểm

Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) cảnh báo, siêu bão Haishen cực mạnh đang tiến về phía bờ biển Nhật Bản, có thể đánh sập dây cáp điện, lật các xe tải đang di chuyển và biến các vật thể như ô, khăn ướt, tạp chí... thành vũ khí nguy hiểm.

Ảnh: Severe Weather

Ảnh: Severe Weather

Hãng CNN Weather hôm 6/9 đưa tin, siêu bão Haishen có sức gió duy trì ở mức 195 km/h và gió giật lên tới 240 km/h, tương đương với bão cấp độ 3 trong thang đo 5 cấp của Mỹ.

Haishen là cơn bão mạnh thứ 2 đổ bộ vào Nhật Bản trong một tuần. Trước đó, siêu bão Maysak, tương đương cấp 4 trong thang đo của Mỹ với sức gió 209 km/h, đã đổ bộ vào quốc gia Đông Á.

Bão Haishen đổ bộ vào quần đảo Ryukyu, phía tây nam Nhật Bản hôm 6/9, gây ra gió mạnh, mưa lớn cho khu vực này và khiến hàng nghìn hộ gia đình sống trong cảnh tối tăm vì mất điện.

Theo JMA, bão Haishen đang ở gần đảo Amami-Oshima thuộc tỉnh Kagoshima và sẽ di chuyển theo hướng bắc về bờ biển phía tây đảo Kyushu từ đêm 6/9 tới sáng 7/9 (giờ địa phương). Cơn bão dự kiến tiếp tục di chuyển theo hướng bắc, ảnh hưởng tới bán đảo Triều Tiên trong 36 giờ tới.

JMA cho biết Haishen đã suy yếu đôi chút nhưng vẫn khuyến cáo người dân cảnh giác tối đa với mưa to, gió lớn, sóng cao và triều cường. Cơn bão dự kiến sẽ mang lại lượng mưa từ 100 tới 150 mm cho Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Một số khu vực, lượng mưa lên đến hơn 200 mm.

Tại tỉnh Kagoshima, hơn 246.000 người đã phải sơ tán, theo NHK. Ngoài ra, hơn 36.000 người phải sơ tán khỏi nhà tại tỉnh Nagasaki trước khi bão đổ bộ. Hơn 200.000 ngôi nhà ở tỉnh Kagoshima và hơn 3.900 ngôi nhà ở Okinawa bị mất điện.

Do ảnh hưởng của siêu bão Haishen, sóng lớn xuất hiện tại bờ biển đảo Amami Oshima, thuộc tỉnh Kagoshima hôm 5/9. Ảnh: Reuters

Do ảnh hưởng của siêu bão Haishen, sóng lớn xuất hiện tại bờ biển đảo Amami Oshima, thuộc tỉnh Kagoshima hôm 5/9. Ảnh: Reuters

Theo Nikkei Asian Review, JMA chuẩn bị đưa ra "cảnh báo khẩn cấp" với Kagoshima, tỉnh cực nam trên đảo Kyushu của Nhật Bản về nguy cơ từ bão Haishen. Nếu được ban hành, đây sẽ là cảnh báo đầu tiên bên ngoài đảo Okinawa kể từ khi hệ thống này đi vào hoạt động năm 2013.

Cảnh báo khẩn cấp được đưa ra khi áp suất khí quyển giảm xuống chỉ còn 930 hectopascal (đơn vị đo áp suất phổ biến ở Mỹ) tại tâm bão và tốc độ gió vượt 50 m/s.

Để dễ hình dung, JMA cho biết tốc độ gió 50 m/s sẽ làm đổ cây cối, cột điện, đèn đường và hàng rào đá. Các bức tường bên ngoài nhà cũng có thể bị "xé toạc", xe tải đang di chuyển có thể bị lật.

Nếu gió tiếp tục mạnh lên và đạt tới vận tốc 60 m/s, các ngôi nhà bắt đầu rung chuyển và có thể đổ sụp bất cứ lúc nào. "Những chiếc ô bay", tạp chí và quần áo ướt sẽ đâm xuyên qua cửa sổ bằng kính, trở thành vũ khí nguy hiểm, theo JMA.

Cơn bão Haishen còn ảnh hưởng tới Hàn Quốc, Triều Tiên và Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, Cục khí tượng hàn Quốc hôm 5/9 cho biết, Haishen đang di chuyển xa hơn về phía đông so với dự đoán, nhiều khả năng chỉ đi qua chứ không đổ bộ. Tuy nhiên, Haishen vẫn gây ra gió mạnh và mưa lớn ở Hàn Quốc. Giới chức cảng Incheon cho biết họ đã đình chỉ hoạt động của phà chở khách tới 2 hòn đảo xa, theo hãng Yonhap.

Tại Triều Tiên, Đài phát thanh truyền hình Triều Tiên cảnh báo người dân phải đối mặt với lũ lụt và cho biết bão Haishen sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho các ngành kinh tế của đất nước, nhất là nông nghiệp.

Tại Trung Quốc, đài thiên văn quốc gia hôm 5/9 đã gia hạn cảnh báo cấp độ xanh dương (mức thứ 1 trong thang đo 4 màu) với bão Haishen, cảnh báo gió mạnh sẽ xuất hiện ở khu vực miền đông đất nước. Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc cho biết, từ đêm 5/9 đến đêm 6/9, gió lớn do bão Haishen gây ra sẽ ảnh hưởng tới các khu vực biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và vùng biển ngoài khơi phía đông đảo Đài Loan.

Nguồn: [Link nguồn]

Người sống sót kể điều hãi hùng khi tàu hàng lao vào siêu bão mạnh nhất Thái Bình Dương năm 2020

Tàu chở hàng Gulf Livestock 1 đã gửi tín hiệu cấp cứu ở biển Hoa Đông, khi siêu bão Maysak tràn qua khu vực. Tàu có 43 thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - CNN, Nikkei Asian Review ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN