Sự thất vọng nảy sinh trong liên minh Mỹ - Ukraine?

Mỹ và Ukraine đang thất vọng về nhau. Trong khi các quan chức Ukraine chán nản vì viện trợ quân sự bị đình trệ, Lầu Năm Góc muốn Kiev chú ý đến những lời cố vấn chiến đấu của Washington.

Cảnh đổ nát ở thị trấn Avdiivka. Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine mất nhiều thời gian và phải trả giá đắt khi cố giữ một thị trấn ít giá trị chiến lược. Ảnh: NYT

Cảnh đổ nát ở thị trấn Avdiivka. Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine mất nhiều thời gian và phải trả giá đắt khi cố giữ một thị trấn ít giá trị chiến lược. Ảnh: NYT

New York Times ngày 7/3 đưa tin, khi xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ 3, mối quan hệ trong liên minh Mỹ - Ukraine đang có dấu hiệu bị "mài mòn".

Những thứ thường gây căng thẳng cho một mối quan hệ bao gồm: Tài chính, sự khác nhau về các việc ưu tiên và lời phàn nàn về việc không được lắng nghe.

Với Lầu Năm Góc, sự thất vọng về Ukraine xuất phát từ vấn đề duy nhất: Các chiến lược gia quân sự Mỹ, trong đó có cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin, cho rằng Kiev cần tập trung lực lượng vào một trận đánh lớn ở thời điểm nhất định. Nhưng thay vào đó, ông Zelensky đã triển khai quân đội để giành các thị trấn mà Washington cho là thiếu giá trị chiến lược.

Dẫn chứng gần nhất liên quan đến trận chiến ở thị trấn Avdiivka - hiện do Nga hoàn toàn kiểm soát. Các quan chức Mỹ nhận định, Ukraine đã mất quá nhiều thời gian để bảo vệ thị trấn miền đông này và phải trả giá quá đắt.

Về phần mình, Ukraine ngày càng chán nản vì sự tê liệt chính trị ở Mỹ dẫn đến tình trạng thiếu đạn dược cho binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến. Mỗi ngày trôi qua khi giao tranh vẫn gay gắt, việc không có nguồn cung đạn dược ổn định ảnh hưởng lớn đến tinh thần của binh sĩ Ukraine.

Ông Biden (trái) và ông Zelensky. Ảnh: FT

Ông Biden (trái) và ông Zelensky. Ảnh: FT

Ông Zelensky hứa sẽ "đổi mới" quân đội Ukraine và đã cách chức tướng Valery Zaluzhny, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, vào tháng trước và đưa tướng Oleksandr Syrsky lên thay thế.

Một ngày sau khi tướng Syrsky nhậm chức, tướng Charles Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã điện đàm với tân Tổng tư lệnh quân đội Ukraine. Theo truyền thông Mỹ, cuộc điện đàm là một nỗ lực của chính quyền ông Biden, nhằm tìm hiểu xem liệu tướng Syrsky có phải là người chung chí hướng với Mỹ về những gì mà Washington xem là đường dẫn tới thành công trong xung đột ở Ukraine hay không.

Một số quan chức Mỹ cho rằng, tướng Syrsky có thể đồng điệu với ông Zelensky hơn tướng Valery.

"Ông Zelensky đã tạo ra một chuỗi chỉ huy thống nhất hơn nhiều để đáp ứng sự lãnh đạo của ông ấy cũng như để tiếp nhận những lời cố vấn về quân sự", Jack Reed, người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Mỹ và gần đây đã đến thăm Ukraine, nói.

Tuy nhiên, 2 quan chức Mỹ khác lo lắng, liệu tướng Syrsky có sẵn sàng thúc đẩy Tổng thống Ukraine trong trường hợp 2 người bất đồng về định hướng hay không.

Ngay cả ở thời điểm này - nhiều tháng sau cuộc phản công thất bại của Ukraine - Lầu Năm Góc cho rằng Kiev vẫn không sẵn sàng lắng nghe tư vấn của họ.

Các quan chức Nhà Trắng và Ukraine đều nói rằng, việc quốc hội Mỹ cho đến nay chưa thông qua dự luật viện trợ quân sự khẩn cấp, bao gồm 60 tỷ USD cho Kiev đã khiến quân đội Ukraine bị suy yếu trên chiến trường.

Nhưng người Ukraine còn có những nỗi thất vọng khác với Mỹ. Kiev thường phàn nàn rằng chính quyền của ông Biden đã chậm phê duyệt các hệ thống vũ khí tiên tiến (có thể vượt qua lằn ranh đỏ của Nga) như chiến đấu cơ hay tên lửa tầm xa.

"Mỹ đang vờ như không có chuyện gì xảy ra", Emily Harding, cựu quan chức tình báo Mỹ, nói vào tháng trước. "Nếu Washington cung cấp những thứ mà lẽ ra chúng tôi phải cung cấp từ sớm thì bây giờ tình thế đã khác hơn nhiều". 

Cam kết của Mỹ và Ukraine vẫn chưa bị lung lay vì mỗi bên đều cần bên còn lại. Theo New York Times, cộng đồng tình báo Mỹ vẫn cung cấp một lượng thông tin đáng kể cho quân đội Ukraine về các sở chỉ huy, kho đạn dược và các vị trí quan trọng trong tuyến quân sự của Nga. Lầu Năm Góc vẫn tổ chức các cuộc họp hàng tháng để thúc giục đối tác của Ukraine cung cấp tiền, vũ khí và đạn dược cho Kiev. Có lẽ, điều quan trọng nhất với chính quyền của ông Biden là Ukraine đang khiến Nga - một trong những đối thủ lớn của Mỹ - rơi vào cuộc chiến tiêu hao.

Tuy nhiên, khi người Mỹ đưa ra lời khuyên quân sự, Kiev dường như vẫn "bỏ ngoài tai". Theo truyền thông Mỹ, ở các địa điểm như Avdiivka, Washington muốn xử lý khác với cách làm của Ukraine.

Một cựu chỉ huy quân đội Mỹ có quan hệ chặt chẽ với quân đội Ukraine cho rằng, không có lý do gì để cố thủ lâu ở thị trấn Avdiivka như cách người Ukraine đã làm. Ngay cả khi các lực lượng Nga chiếm ưu thế, Ukraine vẫn không rút quân chiến lược sớm.

Theo một quan chức quân đội cấp cao của phương Tây và một cựu chỉ huy quân đội Mỹ, việc Kiev "phớt lờ" lời khuyên của Washington ở Avdiivka dẫn đến mức độ thất vọng của Mỹ với người Ukraine rất cao, đặc biệt là với chính quyền của ông Zelensky. Nhưng chính quyền của ông Biden tuyên bố, ông Zelensky mới là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Cuối cùng, Ukraine cũng phải rút quân "trong hỗn loạn" khỏi Avdiivka. Theo một cựu chỉ huy quân đội Mỹ, đó là một sai lầm khiến hàng trăm binh sĩ Ukraine bị bắt giữ.

Theo New York Times, sự bất đồng về Avdiivka là một hình ảnh phản chiếu sự thất vọng của Mỹ với cuộc phản công của Ukraine vào mùa hè năm ngoái. Khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và một số quan chức Mỹ khác kêu gọi Ukraine tập trung vào một trận đánh lớn dọc chiến tuyến dài gần 1.000km và gây sức ép để chọc thủng phòng tuyến của Nga ở đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Đệ nhất phu nhân Ukraine quyết định không tham dự một trong những sự kiện trang trọng nhất ở Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - NYT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN