"Sông vàng" ở Indonesia, dân ra mò châu báu suốt 5 năm không hết

Nhiều ngư dân trên đảo Sumatra dường như đã tìm ra tàn tích của Srivijaya – vương triều nổi tiếng giàu có nhưng biến mất một cách bí ẩn trong lịch sử Indonesia – và nô nức đi mò vàng, cổ vật, Daily Mail đưa tin.

Vàng, phật ngọc quý giá do người dân mò được dưới đáy sông Musi, Indonesia (ảnh: Daily Mail)

Vàng, phật ngọc quý giá do người dân mò được dưới đáy sông Musi, Indonesia (ảnh: Daily Mail)

5 năm qua, những ngư dân sống dọc Musi – con sông nổi tiếng nhiều cá sấu trên đảo Sumatra – đã mò được không ít châu báu và cổ vật. Phát hiện đáng kinh ngạc nhất của họ là một bức tượng phật cỡ lớn nạm ngọc trị giá hàng triệu USD.

Những báu vật này được cho là thuộc về vương triều Srivijaya nổi tiếng hùng mạnh, giàu có. Srivijaya được lịch sử Indonesia ghi nhận tồn tại vào thế kỷ thứ 7, đến thế kỷ 13 thì diệt vong một cách bí ẩn.

“Nhiều nhà thám hiểm nỗ lực đi tìm tàn tích của vương triều Srivijaya, nhưng họ đều không gặp may mắn. Ngay cả ở thành phố Palembang (Indonesia), nơi được cho là kinh đô của vương triều Srivijaya, các nhà khảo cổ học cũng không thể tìm ra số đồ gốm cổ đủ dùng cho một ngôi làng. Bí mật về Srivijaya đến nay vẫn chưa ai giải mã được”, Sean Kingsley – chuyên gia khảo cổ hàng hải người Anh – nói.

“Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, điều phi thường đã xuất hiện. Nhiều ngư dân sống gần sông Musi đã mò được tiền xu, vàng, đá quý, ngọc và cả tượng phật. Những thứ này rất có thể thuộc về vương triều Srivijaya mất tích”, ông Kingsley nói.

Thời cổ đại Sumatra từng được gọi là “đảo vàng” vì sở hữu trữ lượng vàng lớn. Giờ đây, tên gọi này lại một lần nữa trở nên phổ biến khi người dân liên tiếp mò được cổ vật, vàng ngọc trên đảo Sumatra.

Thợ lặn được trang bị sơ sài để mò châu báu trên sông Musi vào ban đêm (ảnh: Daily Mail)

Thợ lặn được trang bị sơ sài để mò châu báu trên sông Musi vào ban đêm (ảnh: Daily Mail)

“Ngoài những món trang sức tuyệt đẹp, lòng sông Musi còn chứa hàng tấn tiền xu Trung Quốc và đồ gốm sứ. Điều này cho thấy quan hệ giao thương giữa đảo Sumatra với Trung Quốc đã phát triển từ rất lâu. Tượng phật và một số chiếc chuông đồng mò được dưới đáy sông Musi cho thấy thời cổ đại, Phật giáo từng được truyền bá vào Indonesia qua quá trình giao thương với Trung Quốc”, ông Kingsley nói.

Sự sụp đổ của vương triều Srivijaya phồn thịnh một thời đến nay vẫn còn là bí ẩn. Theo ông Kingsley, rất có thể sông Musi đột ngột đổi dòng đã nhấn chìm kinh thành Srivijaya và các vùng lân cận.

“Những ngôi nhà, đền đài, cung điện của Srivijaya có thể đã bị con sông nhấn chìm. Cổ vật mà người dân mò được chỉ là một số ít những gì còn sót lại từ vương triều thuộc huyết mạch của Con đường Tơ lụa trên biển”, ông Kingsley nhận định.

“Một cuộc khai quật lòng sông Musi là điều cần thiết để làm sáng tỏ tất cả. Con sông đầy rẫy cá sấu chôn giấu quá nhiều bí mật. Chính quyền cũng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động mò vàng trên sông Musi để bảo vệ cổ vật cùng các di tích”, ông Kingsley nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Hình ảnh đầu tiên của tàu ngầm Mỹ sau khi đâm phải ”vật thể lạ” ở Biển Đông

Hình ảnh mới nhất hé lộ một số chi tiết liên quan đến vụ tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut (Mỹ) đâm phải “vật thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Indonesia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN