Dùng bom hạt nhân để bảo vệ Trái đất?

Một ngày nào đó trong tương lai, các nhà thiên văn học có thể phát hiện một tiểu hành tinh chỉ trong vài tháng nữa sẽ đâm vào Trái đất. Cơ hội duy nhất giúp nhân loại sống sót qua thảm họa này có thể là bom hạt nhân, theo Live Science.

Thiên thạch đâm vào Trái đất luôn là mối nguy khiến giới khoa học lo lắng (ảnh: Live Science)

Thiên thạch đâm vào Trái đất luôn là mối nguy khiến giới khoa học lo lắng (ảnh: Live Science)

Không giống như một số bộ phim về ngày tận thế của Hollywood về một thiên thạch bất ngờ đâm sầm vào Trái đất, quỹ đạo của hầu hết thiên thạch lớn có khả năng uy hiếp sự tồn vong của nhân loại hiện đã được giới khoa học tính toán, lập bản đồ từ trước.

“Chúng tôi chưa phát hiện thiên thạch lớn nào có nguy cơ đâm Trái đất” Megan Bruck Syal – tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) – nói.

“Điều chúng tôi lo lắng là những tiểu thiên thạch có kích thước cỡ sân bóng và bay với quỹ đạo phức tạp. Chúng có thể xuất hiện rất bất ngờ. Một tiểu thiên thạch nhỏ bé như vậy nghe không quá nguy hiểm khi so với khối thiên thạch dài hơn 6 km từng lao vào Trái đất 66 triệu năm trước. Nhưng nên nhớ vào năm 1908, sóng xung kích từ cú đâm của một tiểu thiên thạch dài 60,6 mét ở Siberia đã san phẳng khu vực rộng hơn 2.000 km vuông”, tiến sĩ Bruck Syal nói.

Phát biểu của ông Bruck Syal có thể xem là khá lạc quan khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính rằng còn khoảng 17.000 tiểu hành tinh dài khoảng 150 mét hoặc hơn vẫn đang “lượn lờ” gần Trái đất nhưng chưa bị phát hiện. Theo các chuyên gia của NASA, nếu một thiên thạch có kích thước lớn lao vào Trái đất, bom hạt nhân sẽ là thứ sẽ cứu rỗi nhân loại.

Các nhà khoa học làm việc tại Los Alamos – cơ sở nghiên cứu thuộc Bộ Năng lượng Mỹ – đã sử dụng siêu máy tính để mô hình hóa khả năng tiêu diệt thiên thạch của bom hạt nhân. Theo tính toán, thiên thạch dài 500 mét có thể bị phá hủy bởi một quả bom hạt nhân có sức công phá 1 megaton (mạnh hơn khoảng 50 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản trong Thế chiến II)

Bom hạt nhân có thể là “cứu tinh” của nhân loại trước nguy cơ thiên thạch hủy diệt sự sống trên địa cầu (ảnh: News Letterze)

Bom hạt nhân có thể là “cứu tinh” của nhân loại trước nguy cơ thiên thạch hủy diệt sự sống trên địa cầu (ảnh: News Letterze)

“Vụ nổ sẽ phá vỡ thiên thạch và loại bỏ nguy cơ hủy diệt đối với hành tinh của chúng ta”, Bob Weaver – chuyên gia của Los Alamos – nói.

Tuy nhiên, ông Bob Weaver nhấn mạnh rằng, bom hạt nhân sẽ chỉ được triển khai như một phương sách cuối cùng, khi thiên thạch chỉ còn bay cách Trái đất vài tháng nữa.

“Vụ nổ cũng có thể gây ra hiện tượng tiêu cực, ví dụ như một trận mưa mảnh vụn thiên thạch thay vì khối lớn như ban đầu. Vì vậy, nếu phát hiện mối nguy sớm hơn, chúng ta có thể gửi một máy kéo trọng lực đến và khiến thiên thạch bay chệch quỹ đạo ban đầu. Lý tưởng nhất là chúng ta phát hiện khối thiên thạch nguy hiểm đó hàng chục năm trước khi nó có nguy cơ hủy diệt nhân loại”, ông Bob Weaver nói.

Để tránh việc bị bất ngờ, NASA đã xây dựng nhiều kính viễn vọng cỡ lớn nhằm giúp các chuyên gia phát hiện những thiên thạch bay cách Trái đất ít nhất 20 – 30 năm.

“Không ai muốn chứng kiến màn đọ sức giữa bom hạt nhân của con người với thiên thạch vũ trụ, nhưng một ngày nào đó, nhân loại có thể sẽ không còn lựa chọn nào khác”, tiến sĩ Weaver nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuyên bố cứng rắn bất ngờ của ông Biden về vấn đề Đài Loan

Trong khi các trợ lý hối hả chuẩn bị cho cuộc gặp trực tuyến cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - Live Science, News Letterze ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN