Rút khỏi Syria – Bước đi “đầy tính toán” của ông Trump

Quyết định rút quân khỏi Syria và Afghanistan của Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ảnh hưởng bởi khả năng thất bại cũng như chi phí cho chiến tranh ngày càng gia tăng, Tiến sĩ Chandra Muzaffar nhận định.

Tiến sĩ Chandra Muzaffar – chính trị gia người Malaysia ước tính rằng cuộc chiến Syria sẽ tiêu tốn 15,3 tỷ USD trong năm tới và số lượng thậm chí còn cao hơn đối với Afghanistan.

“Với 16.000 quân tại quốc gia này, cuộc chiến gây thiệt hại cho những người dân Mỹ phải đóng thuế lên tới 45 tỷ USD mỗi năm. Từ năm 2010 đến năm 2012, khi Mỹ có khoảng 100.000 lính bộ binh, cuộc chiến Afghanistan đã ngốn 100 tỷ USD mỗi năm”, ông nói.

Rút khỏi Syria – Bước đi “đầy tính toán” của ông Trump - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tiến sĩ Chandra cho biết thêm, dưới thời Tổng thống Donald Trump, chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn duy trì ở mức cao 610 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, vai trò của Mỹ trong việc chống khủng bố đã bị hạn chế ở Syria, mà thay vào đó ông cho rằng quân đội Syria, được hậu thuẫn bởi Hezbollah, dân quân Iran và quân đội Nga, mới là lực lượng chịu trách nhiệm chính trong việc đánh bại nhiều nhóm khủng bố lớn nhỏ ở quốc gia Trung Đông này từ năm 2012 đến 2017.

Thậm chí, chuyên gia cũng cho hay, các tổ chức có liên kết với Mỹ, Anh, Pháp và các quốc gia trong khu vực như Israel, Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ còn hỗ trợ cho một số nhóm khủng bố lớn.

“Đàn áp độc lập và chủ quyền của quốc gia Syria và không hành động chống khủng bố là lý do thực sự đằng sau sự can thiệp tích cực của nhiều quốc gia ở trong và ngoài khu vực trong cuộc xung đột Syria kéo dài 7 năm qua”, ông nói thêm.

Rút khỏi Syria – Bước đi “đầy tính toán” của ông Trump - 2

Sự hiện diện của Mỹ tại Syria.

Tiến sĩ Chandra cho hay, ông Trump nhận ra một điều ngay cả trước khi ông trở thành Tổng thống rằng ông sẽ không thể đạt được mục tiêu can thiệp của Mỹ đối với Syria, đó là lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad nhằm đạt được sự thay đổi chế độ, theo đuổi chương trình bá quyền Mỹ-Israel.

“Bằng việc rút ra khỏi Syria, Mỹ đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho một số cường quốc bên trong và ngoài khu vực có thể gây ảnh hưởng đến nhiều hơn đối với nền chính trị của quốc gia đó và các nước láng giềng trong bối cảnh các nước phương Tây đang gặp nhiều bất lợi”, chuyên gia nói.

Sự kết thúc của chiến dịch quân sự Mỹ tại Syria có thể đẩy nhanh những nỗ lực trong nước của chính quyền Damascus nhằm cải cách chính trị và hiến pháp mà ông Bashar al-Assad cố gắng khởi xướng vào năm 2001, Tiến sĩ Chandra nói.

Ông cũng nói rằng Tổng thống Syria sẽ phải hợp tác chặt chẽ với các đồng minh Iran và Nga nhưng chính người dân Syria sẽ phải quyết định vận mệnh của chính quốc gia của mình.

Về Afghanistan, Tiến sĩ Chandra nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ đã nâng cao danh tiếng của Taliban với tư cách là một lực lượng kháng chiến.

“Sự rút lui của 16.000 lính Mỹ cuối cùng sẽ cho phép người dân Afghanistan xác định tương lai của họ, điều này sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó bởi các nước láng giềng quan trọng của Afghanistan, cụ thể là Pakistan, Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga”.

Tuyên bố “gây sốc” của Nga khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Moscow hoan nghênh việc Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria bởi nếu người Mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danh Tuyên ([Tên nguồn])
Tin tức Syria Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN