Quốc gia EU khảo sát quan điểm người dân về trừng phạt Nga, kết quả bất ngờ

Đại đa số người Hungary phản đối các biện pháp mà phương Tây áp đặt nhằm trừng phạt Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, tin rằng điều này gây bất lợi cho nền kinh tế Hungary, chính phủ Hungary ngày 14/1 cho biết.

Tổng thống Hungary Viktor Orban.

Tổng thống Hungary Viktor Orban.

Chính phủ Hungary cho biết: “97% người dân phản đối trừng phạt Nga vì gây tổn hại đáng kể cho đất nước”. Theo chính phủ Hungary, “thông điệp là rất rõ ràng: Chính sách trừng phạt Nga của EU cần phải được xem xét lại”, theo RT.

Alexandra Szentkiralyi, phát ngôn viên chính phủ Hungary, nói những biện pháp trừng phạt của EU đã không thể khiến xung đột chấm dứt mà còn gây ra nhiều vấn đề kinh tế cho châu Âu. Bà lưu ý rằng, người Hungary có xu hướng muốn chấm dứt các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc cung ứng dầu mỏ và khí đốt.

“Nguyên nhân sâu xa là vì các lệnh trừng phạt khiến giá thực phẩm tăng và gây tổn hại đến lĩnh vực du lịch của châu Âu”, bà Szentkiralyi nói.

Theo bà Szentkiraly, Hungary là quốc gia thành viên EU đầu tiên đưa vấn đề này ra khảo sát trước toàn dân, cho biết kết quả sẽ được gửi đến các cấp lãnh đạo EU tại trụ sở ở Brussels.

“Điều này cần thiết vì EU đang muốn áp đặt thêm vòng trừng phạt mới thay vì đảo ngược chính sách trừng phạt”, bà Szentkiralyi giải thích.

Bà Alexandra Szentkiralyi cảm ơn 1,4 triệu người Hungary đã tham gia khảo sát, nói kết quả chi tiết sẽ được công khai trong tương lai gần.

Hungary, quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, từ lâu đã chỉ trích chính sách trừng phạt của EU. Hôm 13/1, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói các chính trị gia Đức đã “tính toán sai lầm” khi thúc đẩy trừng phạt Nga nhưng không có đủ can đảm để thừa nhận như vậy.

Nguồn: [Link nguồn]

Hungary chỉ ra sai lầm lớn của phương Tây ở Ukraine

Chủ tịch Quốc hội Hungary - ông Laszlo Kover cho biết phương Tây đã phạm phải một sai lầm lớn khi cố gắng biến Ukraine trở thành thành trì chống Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng ANh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN