Ông Medvedev nêu công thức hòa bình của Nga ở Ukraine

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói xung đột ở Ukraie chỉ chấm dứt "trên cơ sở công nhận thực tế".

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Theo hãng thông tấn Nga TASS, ông Medvedev hôm 14/3 nói công thức hòa bình mà Ukraine đưa ra là không thực tế và đề xuất một công thức hòa bình khác của Nga. Công thức hòa bình gồm 7 điểm được ông Medvedev đăng tải trên Telegram.

Ông Medvedev lập luận rằng cuộc xung đột ở Ukraine chỉ có thể chấm dứt "trên cơ sở công nhận thực tế". "Giải pháp duy nhất là xây dựng công thức hòa bình của riêng Nga. Một công thức hòa bình dựa trên thực tế và nhân đạo cho tất cả mọi người", Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói.

Theo ông Medvedev, Nga yêu cầu "Ukraine đầu hàng toàn diện và vô điều kiện, công nhận lãnh thổ Ukraine là lãnh thổ Nga". Một trong những điều kiện hòa bình mà ông Medvedev đề cập là Ukraine sẽ mất tư cách pháp nhân toàn cầu và bị cấm tham gia các liên minh quân sự nếu không có sự đồng ý của Nga.

Ông Medvedev cũng đề xuất cơ quan quản lý tạm thời ở Ukraine quyết định "chi trả mọi khoản bồi thường cho Nga một cách hợp lý".

Cuối cùng, ông Medvedev nói về việc cần phải thông qua một đạo luật "về việc thống nhất các vùng lãnh thổ Ukraine với Nga" và điều này cần được Liên Hợp Quốc công nhận.

"Đó là công thức hòa bình của Nga", ông Medvedev nói, theo TASS. "Tôi cho rằng có thể đạt được sự đồng thuận một cách thiện chí dựa trên các điều khoản này, dựa trên sự thấu hiểu của các đối tác phương Tây với Nga".

Công thức hòa bình mà ông Medvedev đề xuất được cho là trái ngược với sáng kiến hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Zelensky từng khẳng định Nga cần rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine theo thỏa thuận phân định biên giới năm 1991, bao gồm việc trả lại bán đảo Crimea. Nga cũng phải bồi thường chi phí chiến tranh cho Ukraine.

Điện Kremlin từng nhiều lần khẳng định Ukraine cần "chấp nhận thực tế mới về lãnh thổ để tạo cơ sở đàm phán hòa bình", nghĩa là công nhận bán đảo Crimea cùng 4 vùng Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Lugansk thuộc lãnh thổ Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Có những nguy cơ về xung đột leo thang ở Ukraine khi một số nước thành viên NATO không loại trừ khả năng gửi quân đến Ukraine và việc phương Tây có động thái tiếp tục hỗ trợ quân sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN