Nga nói NATO có toan tính riêng phía sau phát ngôn về khả năng đưa quân đến Ukraine

Tất cả những cuộc thảo luận về khả năng NATO gửi quân đến Ukraine thực chất có mục đích khác, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 13/3 nêu nhận định.

Các binh sĩ Pháp được triển khai tới Romania vào tháng 2/2022.

Các binh sĩ Pháp được triển khai tới Romania vào tháng 2/2022.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra ý tưởng NATO gửi quân đến Ukraine vì các thành viên trong liên minh quân sự do Mỹ dẫn dầu đang muốn phân chia lãnh thổ Ukraine, bà Zakharova nói, theo RT.

Ông Macron lần đầu nêu ý tưởng cách đây 2 tuần, khi nói "phương Tây (NATO) không loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine". Hầu hết các nước thành viên NATO đã lên tiếng bác bỏ ý tưởng này.

Tuần trước, ông Macron làm rõ hơn tuyên bố, cho biết Pháp có thể đưa quân đến Ukraine nếu "quân đội Nga tiến tới Kiev hoặc Odesa".

"Tất cả các tuyên bố này của ông Macron và các chính trị gia NATO khác cho thấy toan tính về các phần lãnh thổ còn lại ở Ukraine", bà Zakharova nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Moscow.

Vấn đề lãnh thổ cũng là lý do vì sao Kiev chưa chính thức được mời gia nhập NATO, bà Zakharova nêu quan điểm của Nga. Mời Ukraine gia nhập đồng nghĩa tất cả các nước thành viên NATO phải công nhận biên giới lãnh thổ Ukraine và không phải tất cả đều sẵn sàng làm như vậy.

Theo bà Zakharova, những diễn biến hiện nay là "sự chuẩn bị" của NATO. "NATO nói về cách đối phó Nga, nhưng thực chất là họ đang toan tính phân chia lãnh thổ Ukraine", bà Zakharova nói.

Gửi thông điệp tới riêng Pháp, bà Zakharova nói quân đội Pháp từng đối đầu với Nga vào đầu thế kỷ 19 và một lần nữa vào đầu thế kỷ 20. "Pháp nên nhớ rõ về kết cục trong các cuộc chiến đó", bà Zakharova nói.

Napoleon từng huy động 700.000 quân tấn công Nga vào tháng 6/1812 nhưng sau 6 tháng, chỉ còn 100.000 người có thể quay về.

Tháng 12/1918, khoảng 15.000 quân Pháp đổ bộ ở miền nam nước Nga. Sau một loạt các cuộc giao tranh thất bại với Hồng quân Liên Xô, Pháp đã chấm dứt can thiệp vào tháng 4/1919.

Hôm 13/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nêu quan điểm rằng nếu quân đội Ba Lan dưới danh nghĩa NATO tiến vào Ukraine để bảo vệ biên giới Ukraine - Belarus hoặc để thế chỗ các đơn vị hậu phương của Ukraine thì lực lượng đó sẽ không bao giờ rời đi. Ông Putin nói Ba Lan vẫn muốn nhận lại "các vùng lãnh thổ lịch sử" mà nay thuộc miền tây Ukraine.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Nhà Trắng, ông Biden cho hay, gói viện trợ mới mà Mỹ gửi cho Ukraine là “không đủ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN