Tình cảnh xe tăng Challenger 2 của Anh sau một năm xuất hiện ở Ukraine

Xe tăng chủ lực Challenger 2 của Anh từng được kì vọng giúp Ukraine gia tăng năng lực chiến đấu. Nhưng sau một năm, chiếc xe tăng này bộc lộ quá nhiều vấn đề, báo Anh The Sun gần đây tiết lộ.

Một xe tăng Challenger 2 mắc kẹt trong bùn khi di chuyển qua địa hình lầy lội ở Ukraine.

Một xe tăng Challenger 2 mắc kẹt trong bùn khi di chuyển qua địa hình lầy lội ở Ukraine.

Tờ Defense Express của Ukraine trích nguồn tin từ tờ The Sun cho biết, Challenger 2 là mẫu xe tăng phương Tây đầu tiên được cung cấp cho Ukraine. Kể từ đó, phương Tây đã cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2 và M1 Abrams.

Anh lần đầu thông báo gửi xe tăng Challenger 2 cho Ukraine vào tháng 1/2023. Đến tháng 3/2023, các xe tăng đầu tiên đã được chuyển tới Kiev. Tháng 9 cùng năm, Ukraine mất xe tăng Challenger 2 đầu tiên trong giao tranh với các lực lượng Nga.

Phóng viên tờ The Sun gần đây có cơ hội tới thăm một thao trường gần tiền tuyến và gặp kíp lái xe tăng Challenger 2.

Kíp lái Ukraine nói với phóng viên Anh rằng Challenger 2 là mẫu xe tăng có nòng pháo và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến với khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 4,5km.

Tuy nhiên, ưu điểm của Challenger 2 chỉ có vậy, các binh sĩ Ukraine chia sẻ. Mẫu xe tăng này tỏ ra quá nặng nề và cồng kềnh, không thích hợp để chiến đấu ở Ukraine.

Xe tăng Challenger 2 nặng 64 tấn, tương đương Leopard 2 hay M1 Abrams. Nhưng các mẫu xe tăng của Mỹ và Đức được trang bị động cơ 1.500 mã lực, còn động cơ của chiếc Challenger 2 chỉ có 1.200 mã lực. Nghĩa là khả năng vận hành và cơ động bị hạn chế đáng kể.

Trên đường tới địa điểm hẹn gặp phóng viên Anh, kíp lái chiếc Challenger 2 còn gặp sự cố khiến xe tăng mắc kẹt trong bùn.

Chỉ còn 7 trong số 14 chiếc Challenger 2 được Anh cung cấp cho Ukraine là còn có thể hoạt động.

Chỉ còn 7 trong số 14 chiếc Challenger 2 được Anh cung cấp cho Ukraine là còn có thể hoạt động.

Kíp lái kể với phóng viên Anh rằng mẫu xe tăng này chưa từng có cơ hội đối đầu trực diện với xe tăng Nga. "Địa hình ở tiền tuyến không cho phép các cuộc đấu xe tăng xảy ra", kíp lái chia sẻ.

Thế mạnh của Challenger 2 chỉ là đấu xe tăng vì không được trang bị loại đạn đặc biệt để tấn công bộ binh hay công sự.

Theo tờ Defense Express, điều này không bất ngờ vì xe tăng phương Tây được thiết kế là công cụ chống tăng di động, không phải là cỗ máy đa năng. Triết lý quân sự này cũng áp dụng với xe tăng Challenger 2 và giờ đây đang làm khó kíp lái Ukraine.

Tờ The Sun tiết lộ, trong số 14 xe tăng Challenger được Anh cung cấp, chỉ còn 7 chiếc có thể hoạt động. Vấn đề nằm ở chính xe tăng chứ không phải do tổn thất trên chiến trường. 

Kíp lái Ukraine nói xe tăng Challenger 2 thường xuyên gặp trục trặc và các thợ máy đơn giản không có thời gian để sửa đi sửa lại.

Ví dụ như một số bộ phận của tháp pháo và hệ thống ngắm bắn có tuổi thọ thấp, rất dễ hỏng trong quá trình sử dụng thực tế. Đệm cao su bọc xích và bánh xe cũng liên tục bị hao mòn. Trong khi đó, chờ đối tác cung cấp phụ tùng thay thế có khi phải mất hàng tháng. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi các đơn vị quân đội Ukraine thiếu thợ máy lành nghề.

Kết quả là nhiều kíp lái xe tăng Challenger 2 từng được gửi sang Anh đào tạo nhưng nay không có xe tăng sử dụng. Họ thường phải làm các công việc phi chiến đấu như đào hào, gia cố phòng tuyến, tờ Defense Express tiết lộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 từng được Anh phác họa là mẫu xe tăng "bất khả xâm phạm", nhưng việc một xe tăng loại này gần đây bị phá hủy ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Defense Express ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN