Oanh tạc cơ Mỹ và Trung Quốc ‘vần vũ’ bầu trời Tây TBD

Các máy bay ném bom B-52 từ đảo Guam vừa được triển khai huấn luyện với Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (ASDF) và máy bay chiến đấu Mỹ có trụ sở tại Okinawa nằm ở Tây Thái Bình Dương, chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc điều sáu máy bay ném bom và các máy bay khác bay qua biển Hoa Đông để tập trận.

Oanh tạc cơ Mỹ và Trung Quốc ‘vần vũ’ bầu trời Tây TBD - 1

Chiến đấu cơ Trung Quốc chuẩn bị bay vào biển Hoa Đông. Ảnh: CFR

“Hai chiếc máy bay ném bom B-52H Stratofortress cất cánh từ căn cứ không quân Andersen, đảo Guam (Mỹ) đã tiến hành huấn luyện tích hợp với máy bay chiến đấu Koku-Jieitai thuộc Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (ASDF) và máy bay F-15 cánh 18 từ căn cứ không quân Kadena (Nhật Bản)” trong hôm 4-4, phát ngôn viên của Không quân Mỹ Monica Urias nói với tờ The Japan Times.

Nhiệm vụ trên được thực hiện ngay sau khi Không quân Trung Quốc điều động tổng cộng sáu máy bay ném bom H-6G và H-6K cũng như lực lượng tác chiến điện tử, máy bay giám sát và máy bay chiến đấu bay qua eo biển Miyako thuộc không phận quốc tế giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản trên biển Hoa Đông vào hôm 1-4 và 30-3.

Eo biển Miyako được biết đến là lối vào chính của Hải quân Trung Quốc vào Thái Bình Dương.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, máy bay chiến đấu của ASDF đã đánh chặn máy bay Trung Quốc để đáp trả cả hai lần bay qua vùng biển Hoa Đông mặc dù không phận Nhật Bản không bị xâm phạm.

Oanh tạc cơ Mỹ và Trung Quốc ‘vần vũ’ bầu trời Tây TBD - 2

Chiến đấu cơ Nhật Bản ngăn chặn máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào biển Hoa Đông. Ảnh: REUTERS

Nhiệm vụ huấn luyện vào hôm 4-4 của Mỹ với ASDF là lần đầu tiên kể từ buổi diễn tập tương tự trên Biển Hoa Đông vào ngày 20-3.

Cả hai nhiệm vụ trên là một phần của sứ mệnh hiện diện máy bay ném bom liên tục mà quân đội Mỹ cho biết đã diễn ra từ tháng 3-2004 và là một phần của chính sách tự do hàng không của Mỹ.

Quân đội Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận như vậy ở biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đang tranh chấp. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát. Bắc Kinh thường củng cố yêu sách chủ quyền bằng cách điều tàu và máy bay đến khu vực xung quanh các đảo nhỏ.

Vào tháng 11-2013, Trung Quốc đã tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở trên biển Hoa Đông, theo đó các máy bay khi bay vào ADIZ thì phải được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc. Mỹ và Nhật Bản đã bác bỏ tuyên bố ADIZ trên.

Nhiều nhà quan sát đã coi động thái trên của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm củng cố các yêu sách đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Năm 2017 Bắc Kinh kêu gọi Washington tôn trọng ADIZ sau khi giới chức Trung Quốc cảnh báo một máy bay ném bom của Mỹ đang bay “bất hợp pháp” bên trong khu vực biển Hoa Đông.

Lầu Năm Góc bác bỏ lời kêu gọi của Trung Quốc và cho biết sẽ tiếp tục các hoạt động bay trong khu vực.

Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản khỏi sự xâm phạm theo Điều 5 Hiệp ước Hợp tác và An ninh giữa hai nước và giới chức hàng đầu của Mỹ đã khẳng định điều này mở rộng đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Các nhiệm vụ huấn luyện như hôm 4-4 dường như đã gây chú ý hơn trong bối cảnh căng thẳng quân sự và thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh, cùng với nhiệm vụ ném bom trên biển Hoa Đông đã diễn ra vào ngày 4-3 và vào tháng 1.

Mỹ cũng đã gửi B-52 bay qua Biển Đông áp sát một số đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc đã xây dựng trái phép một loạt các tiền đồn quân sự trên các tuyến đường biển chiến lược với khoảng 3 nghìn tỷ USD thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm.

Nga điều oanh tạc cơ siêu thanh Tu-22M3 đến Crimea đáp trả tên lửa Mỹ ở châu Âu

Nga đã đưa các oanh tạc cơ chiến lược và tên lửa Iskander có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân đến bán đảo Crimea,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KIM NGUYÊN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN