Những di sản để đời của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

Là Thủ tướng Nhật Bản có thời gian tại vị lâu nhất, ông Abe Shinzo được đánh giá là “chính trị gia đột phá” với nhiều thành tựu lớn trong sự nghiệp.

Abe Shinzo – vị Thủ tướng để lại nhiều dấu ấn của Nhật Bản (ảnh: CNN)

Abe Shinzo – vị Thủ tướng để lại nhiều dấu ấn của Nhật Bản (ảnh: CNN)

Cựu Thủ tướng Abe sinh ngày 21.9.1954 trong gia đình có nhiều lãnh đạo cao cấp của Nhật Bản và được đặt biệt danh là “hoàng tử” khi còn nhỏ. Ông ngoại ông Abe – Kishi Nobusuke – từng là Thủ tướng Nhật giai đoạn 1957 – 1960. Sato Eisaku – chú ông Abe – cũng là Thủ tướng Nhật từ năm 1964 đến năm 1972.

Năm 1979, sau chuyến du học Mỹ, ông Abe quay về Nhật Bản và làm việc cho Tập đoàn Kobe Steel trước khi gia nhập đảng Dân chủ Tự do (LDP). Năm 1993, sau nhiều thời gian hoạt động tích cực trên chính trường, ông Abe được bầu vào Hạ viện Nhật Bản.

Năm 2003, ông Abe trở thành Tổng Thư lý đảng LDP. 3 năm sau, ở tuổi 52, ông Abe ngồi vào ghế Thủ tướng Nhật nhờ sự hậu thuẫn lớn của LDP. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, ông Abe phải từ chức Thủ tướng khi gây thất vọng với tỷ lệ tín nhiệm thấp ở Quốc hội. Thời gian sau đó, ông Abe vẫn hoạt động trong đảng LDP nhưng khá “im hơi lặng tiếng”.

Tháng 9.2012, nhờ uy tín cá nhân và chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng, ông Abe được bầu làm lãnh đạo LDP và đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản.

Ông Abe có mối quan hệ tốt với nhiều lãnh đạo thế giới (ảnh: AP)

Ông Abe có mối quan hệ tốt với nhiều lãnh đạo thế giới (ảnh: AP)

Ngay sau khi nắm quyền, ông Abe đã khởi động chương trình phục hồi kinh tế Nhật Bản, tập trung vào đảo Honshu – nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất, sóng thần năm 2011. Chương trình này thường được gọi là “Abenomics”.

Dưới sự lãnh đạo của ông Abe, Nhật Bản mạnh dạn tăng tỷ lệ lạm phát, giảm giá trị đồng yên so với đồng USD, đồng thời tăng chi tiêu cho các dự án công. Abenomics nhanh chóng phát huy hiệu quả, giúp kinh tế Nhật tăng trưởng trong năm 2013 và 2014. Chính sách mới cũng giúp Nhật Bản thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2014, tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu Nhật được đẩy lên mức kỷ lục 31,7%. Con số này vào năm 2012 là 28%.

Tháng 9.2015, ông Abe tái đắc cử vị trí lãnh đạo LDP mà gần như không vấp phải sự phản đối nào.

Tháng 8.2020, ông Abe tuyên bố từ chức do tái phát bệnh viêm loét đại tràng. Trước đó, ông Abe được cho là đã làm việc quá sức để giúp Nhật Bản đối phó với dịch Covid-19.

Chính sách đối ngoại cũng là điểm mạnh của ông Abe. Vai trò của ông Abe trên trường quốc tế được đánh giá là vươn tới tầm cao mà ít Thủ tướng Nhật nào từng đạt được. Trong thời gian giữ chức Thủ tướng Nhật, ông Abe duy trì quan hệ tốt đẹp với hầu hết lãnh đạo các nước đồng minh và đối tác.

Quan hệ Nga – Nhật dưới thời ông Abe chứng kiến nhiều khởi sắc. Ông Abe có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tổng thống Nga Putin. Dưới sự thúc đẩy của ông Abe, Nhật và Nga đã đạt được nhất trí về việc xem xét lại hoạt động kinh tế chung ở quần đảo tranh chấp Kuril.

Căng thẳng liên quan đến tranh chấp ở đảo Kuril là nguyên nhân khiến Nga và Nhật chưa thể ký hiệp ước hòa bình chính thức dù Thế chiến II đã kết thúc cách đây hơn 76 năm.

Ông Abe bị ám sát (ảnh: Reuters)

Ông Abe bị ám sát (ảnh: Reuters)

Hôm 8.7, sau cái chết của ông Abe, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông đã gửi thư chia buồn tới gia đình cựu Thủ tướng Nhật. Ông Putin nhận xét, ông Abe là “chính khách xuất chúng”.

Kazuto Suzuki - giáo sư chính sách công tại Đại học Hokkaido (Nhật Bản - nhận định, một trong những di sản lớn nhất của ông Abe là “khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

“Ông Abe đã cố gắng đưa Mỹ, Úc và Ấn Độ vào nhóm đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Đông Á”, ông Suzuki nói.

Theo Sputnik, ông Abe không chỉ định hình lại chính sách quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến II mà còn hiện thực hóa sự hợp tác của QUAD – liên minh 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ – nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.

Cái chết của ông Abe khiến dân Nhật bàng hoàng (ảnh: Reuters)

Cái chết của ông Abe khiến dân Nhật bàng hoàng (ảnh: Reuters)

Bất chấp căng thẳng với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, đặc biệt là ở quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, ông Abe vẫn theo đuổi hợp tác với Bắc Kinh.

Năm 2018, ông Abe trở thành Thủ tướng Nhật đầu tiên thăm Trung Quốc kể từ năm 2011. Trong chuyến thăm, ông Abe gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và 2 hai nhà lãnh đạo nhất trí xây dựng mối quan hệ hợp tác thực tế giữa Tokyo – Bắc Kinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm lời khai của nghi phạm ám sát ông Abe, hé lộ mục tiêu thứ hai

Nghi phạm ám sát ông Abe Shinzo – Yamagami Tetsuy – khai với cảnh sát rằng cựu Thủ tướng Nhật không phải mục tiêu duy nhất của hắn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters, Britannica, CNN, Sputnik ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN