Những dấu hiệu có thể chỉ ra khả năng Nga tấn công Ukraine
Đó có thể là đòn tấn công mạng nhằm vào hệ thống lưới điện Ukraine, hoặc sự di chuyển của các binh sĩ và xe tăng Nga dọc biên giới, hoặc các hệ thống tên lửa tầm xa vào tầm bắn.
Các hệ thống phòng không Nga tham gia tập trận ở Belarus.
Đó là những dấu hiệu tiềm năng mà Mỹ và phương Tây đang theo dõi sát sao để phát hiện một cách sớm nhất nếu Nga tấn công Ukraine.
Các quan chức và cựu quan chức Mỹ nhận định trên CNN, có thể có rất ít hoặc không có dấu hiệu cảnh báo trước cho đến khi Nga thực sự tấn công.
“Trong trường hợp Nga tấn công một cách giới hạn, mọi hoạt động quân sự đều có thể thực thi ngay lập tức mà không cần cảnh báo trước. Các lực lượng Nga ở phía đông, phía nam hay phía bắc giáp Ukraine đều đã sẵn sàng”, một quan chức tình báo phương Tây nói với CNN.
James Clapper, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, nói không ai biết Nga có thể phát động chiến dịch quân sự với quy mô ra sao, cho đến khi thủ đô Kiev bị tấn công.
Đó là lý do tại sao Tổng thống Joe Biden và các quan chức hàng đầu liên tục cảnh báo về nguy cơ xung đột, do Nga chỉ cần rất ít thời gian trước khi đưa quân vượt biên giới, theo CNN.
Nga cũng có thể không cần sử dụng tới bộ binh, nếu lựa chọn cách nã tên lửa hành trình và pháo binh tầm xa nhằm “dằn mặt” Ukraine.
Một trong những điểm chính mà Mỹ đang theo dõi sát sao là các hoạt động của lực lượng Nga, đánh giá liệu các lực lượng này có thể vào vị trí tấn công hay không.
Các dấu hiệu nhỏ như việc xe tăng Nga có liên tục khởi động trong những ngày đông lạnh giá hay không cũng rất đáng chú ý. Bởi nếu chỉ đỗ một chỗ mà động cơ không liên tục được khởi động, dầu nhớt bên trong có thể bị đóng băng.
Ngược lại, nếu quân đội Nga liên tục khởi động động cơ xe tăng dù những chiếc xe bọc thép chỉ đứng yên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy những chiếc xe tăng này cần sẵn sàng hành động nhanh, ví dụ như bất ngờ đột kích sang lãnh thổ Ukraine.
Yếu tố thời tiết ở Ukraine cũng đóng vai trò quan trọng. Thời tiết lạnh, mặt đất và sông hồ đóng băng giúp Nga tấn công dễ dàng hơn.
Giới chức Mỹ cũng không loại trừ khả năng Nga kết hợp vừa tấn công trên thực địa, vừa sử dụng đòn tấn công mạng nhằm vào các hệ thống quan trọng của Ukraine như mạng lưới điện.
Kể từ khi xung đột ở miền đông Ukraine nổ ra vào năm 2014, các hacker Nga bị cáo buộc nhiều lần tấn công mạng, khiến Ukraine bị mất điện ở một số khu vực vào các năm 2015 và 2016, theo CNN.
John Hultquist, phó chủ tịch phụ trách phân tích tình báo của công ty an ninh mạng Mandiant, người theo dõi chặt chẽ các nhóm hacker Nga, nói: “Nga có thể tấn công mạng các hệ thống cơ sở hạ tầng Ukraine trước khi tấn công trên thực địa. Hành động này vừa mang tính răn đe, vừa tác động đến tâm lý của đối phương, trước khi xung đột thực sự nổ ra”, ông Hultquist nói.
Khi đặt chân tới Moscow vào đầu tuần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từ chối một yêu cầu của Điện Kremlin trước...
Nguồn: [Link nguồn]