Nguy cơ xung đột quân sự Đài Loan ở mức cao nhất trong 25 năm

Nguy cơ xung đột quân sự ở hai bờ eo biển Đài Loan đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa hai bờ eo biển năm 1996, một chuyên gia đại lục cảnh báo.

Tàu hải quân và tàu cảnh sát biển Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.

Tàu hải quân và tàu cảnh sát biển Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.

Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói căng thẳng hai bờ eo biển ngày càng tăng lên vì sự ủng hộ của Mỹ với hòn đảo.

Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, sớm muộn sẽ phải thống nhất với đại lục. Mục tiêu này được Bắc Kinh đề ra trong một thập kỷ, không ngoại trừ khả năng sử dụng vũ lực, ông Shi nói tại một diễn đàn quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh.

Ông Shi nói tình hình hiện tại cấp bách hơn bất cứ lúc nào hết kể từ cuộc khủng hoảng năm 1996, cảnh báo xung đột quân sự có thể nổ ra.

Năm 1996, khi Đài Loan đang chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên, Bắc Kinh đã tập trận quân sự rầm rộ và bắn tên lửa ở vùng biển xung quanh hòn đảo, khiến Mỹ đưa các nhóm tác chiến tàu sân bay tới khu vực.

“Trung Quốc khó có thể tạo cho Mỹ và Đài Loan ấn tượng rằng nước này tìm cách tránh hoàn toàn xung đột quân sự, vì như vậy chỉ càng khiến Mỹ hậu thuẫn, giúp Đài Loan hướng tới độc lập”, ông Shi nói.

Tất cả các bên cần đánh giá tình hình và chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp có xung đột nổ ra ở Đài Loan, ông Shi nói thêm.

Cũng tại diễn đàn, Zhu Feng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, cảnh báo vấn đề Đài Loan có thể trở thành tâm điểm trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, khi Bắc Kinh cảm thấy Mỹ đang cố gắng “ép Trung Quốc vào đường cùng”, tương tự như chiến thuật từng áp dụng với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Các chuyên gia đại lục cũng cảnh báo xu hướng ngày càng nhiều các quốc gia châu Âu theo bước Mỹ, siết chặt quan hệ hơn với Đài Loan.

Tuần này, Slovenia là quốc gia châu Âu mới nhất thông báo thúc đẩy quan hệ với Đài Loan, có kế hoạch cho phép hòn đảo mở văn phòng đại diện.

“Rất khó để tránh xu hướng các nước châu Âu thúc đẩy hợp tác với Đài Loan, do những thay đổi chính trị ở châu Âu nhưng cũng liên quan đến sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, Cui Hongjian, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói.

Jia Qingguo, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói Trung Quốc và Mỹ gần như đang trên bờ vực xung đột quân sự vì Đài Loan.

Trong ngắn hạn, khả năng cải thiện quan hệ Mỹ-Trung là rất hạn chế, khó có thể thúc đẩy hợp tác. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, Trung Quốc có thể mong đợi sự ổn định và tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực với Mỹ, do hai nước có các lợi ích chung trong các vấn đề song phương và đa phương.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm quốc gia châu Âu có động thái chọc giận Trung Quốc vì Đài Loan

Đài Loan xác nhận đang thảo luận với Slovenia, quốc gia ở Trung Âu, về việc hai bên mở văn phòng đại diện tại lãnh thổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Đài Loan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN