Người Trung Quốc nghĩ gì về cuộc tranh luận hỗn loạn giữa ông Trump và Biden?

Trung Quốc có thể cảm thấy nhẹ nhõm phần nào khi cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và cựu phó tổng thống Joe Biden không tập trung vào chỉ trích Trung Quốc trong cuộc tranh luận đầu tiên.

Cuộc tranh luận đầu tiên trở thành nơi để hai ứng viên tổng thống Mỹ công kích lẫn nhau.

Cuộc tranh luận đầu tiên trở thành nơi để hai ứng viên tổng thống Mỹ công kích lẫn nhau.

Thay vào đó, cuộc tranh luận trở nên hết sức hỗn loạn khi ông Trump và Biden liên tục công kích lẫn nhau, khiến cư dân mạng Trung Quốc cảm thấy bất ngờ, theo SCMP.

Trong khi ông Trump có phần lấn lướt hơn đối thủ, cuộc tranh luận bị cắt vụn vì những màn công kích cá nhân khiến người xem không biết rõ ai là người chiến thắng.

Một số học giả Trung Quốc cho rằng, những gì cuộc tranh luận diễn ra là điểm trừ đối với những giá trị dân chủ của Mỹ và là chiến thắng đối với Trung Quốc.

Gu Su, nhà khoa học chính trị tại Đại học Nam Kinh, nói ông cảm thấy thất vọng khi chứng kiến hai ứng viên công kích và cáo buộc lẫn nhau. Ông Trump thường xuyên ngắt lời, không cho đối thủ cơ hội bày tỏ quan điểm.

“Hai ứng viên không đề cập nhiều đến Trung Quốc như dự đoán, dù trong chiến dịch tranh cử, cả hai đều tập trung vào chiến lược cứng rắn hơn với Trung Quốc”, ông Gu nói.

Trong khi cả hai ứng viên đều nhắc đến Trung Quốc trong vấn đề đại dịch Covid-19, cả hai không đưa ra bằng chứng và lập luận củng cố luận điểm này, ông Gu cho biết.

“Nhìn chung, đây là một trong những cuộc tranh luận tệ nhất suốt nhiều năm qua. Không có ai chiến thắng trong cuộc tranh luận này cả vì không đạt được sự kì vọng của người xem”, ông Gu nói.

Bắc Kinh lên tiếng nói rằng Trung Quốc không phải là chủ đề để ông Trump và Biden sử dụng như một công cụ chính trị.

“Chúng tôi phản đối hai ứng viên Mỹ sử dụng Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử của họ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói. “Các cáo buộc của Mỹ nhằm vào Trung Quốc là vô căn cứ”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và cựu phó tổng thống Joe Biden.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và cựu phó tổng thống Joe Biden.

Các nhà quan sát khác cho rằng ông Trump có lẽ đã phản ứng hơi quá khi liên tục cắt ngang đối thủ Biden.

Huang Jing, chuyên gia về Mỹ tại Viện Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh, nói Biden vẫn tỏ ra là người điềm đạm và ổn định, còn ông Trump luôn muốn chiếm ưu thế thượng phong.

“Cả hai ứng viên đều muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng họ bị cuốn vào vòng xoáy công kích lẫn nhau. Ông Trump là người muốn ghi điểm nhiều hơn”, Huang nói.

“Ông Trump công kích Biden vì con trai đối thủ có mối quan hệ làm ăn ở Trung Quốc, nhưng Biden đã khéo léo tránh sa đà vào cái bẫy này”, Huang nhận định.

An Gang, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, chuyên gia về quan hệ với Mỹ, nói các cuộc tranh luận thường không tác động lớn đến kết quả bầu cử. Hai ứng viên coi đây là cơ hội để khiến đối phương để lộ sơ hở, nên vấn đề Trung Quốc không được nhắc đến nhiều như kì vọng là điều dễ hiểu, ông An nói.

Cuộc tranh luận không được phát trực tiếp ở Trung Quốc. Nhiều học giả và chuyên gia nói rằng họ muốn theo dõi tranh luận cũng rất khó vì những hạn chế khi truy cập internet ra nước ngoài.

Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bất ngờ, nói rằng hai ứng viên đang đấu khẩu trực tiếp hơn là tranh luận đúng mực.

Trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng Trung Quốc cho rằng cuộc tranh luận quá “ồn ào” và không đạt kì vọng như ở một quốc gia có nền dân chủ tiên tiến.

“Tôi sẽ cảm thấy rất thất vọng nếu tôi là người Mỹ”, một cư dân mạng nói. “Đây là phong cách Mỹ hay sao?”, người khác bình luận.

Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, nói ông Trump và Biden “không thể hiện sự gương mẫu về cách tranh luận đúng mực”.

Ông Hồ Tích Tiến cho rằng sự hỗn loạn này phản ánh những vấn đề trong hệ thống chính trị Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bầu cử Mỹ: Ông Biden vượt xa ông Trump về số phiếu đại cử tri dự đoán sẽ bầu?

Tổng thống Trump và đối thủ Joe Biden đã có cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên vào hôm 30.9 trong một cuộc tranh luận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN